118
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Với việc cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện 3 đột phá
chiến lược, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của
nền kinh tế có bước cải thiện, bảo đảmhài hòa hơn giữa
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo
vệ tài nguyên và môi trường. Môi trường kinh tế vĩ mô
được duy trì ổn định, thuận lợi. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ
mô như lạm phát, tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định; Tăng
trưởng kinh tế từng bước hồi phục; Các cân đối lớn của
nền kinh tế cơ bản được đảm bảo. Hiệu quả đầu tư xã
hội, đầu tư công từng bước được cải thiện, tình trạng
đầu tư dàn trải được hạn chế. Hệ thống các tổ chức tài
chính - tín dụng được cơ cấu lại. DNNN đang được
sắp xếp, đổi mới theo hướng tập trung vào ngành nghề
kinh doanh chính, đẩy mạnh cổ phần hóa, triển khai
thực hiện mô hình quản trị DN hiện đại, nâng cao tính
công khai, minh bạch và hiệu quả hoạt động…
Nhìn lại 10 năm qua (2007-2017), năng lực toàn
cầu của Việt Nam đã cải thiện khoảng 15 bậc, từ
hạng 70-75 lên 55-60; Việt Nam đã dịch chuyển từ
nửa dưới lên nửa trên bảng xếp hạng cạnh tranh toàn
cầu. Giai đoạn 5 năm qua (2012-2017), năng lực cạnh
tranh toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam có xu hướng
cải thiện rõ nét, từ hạng 75 năm 2012 lên 55 năm 2017.
Riêng năm 2017, theo Báo cáo thường niên về năng
lực cạnh tranh toàn cầu (GCR 2017-2018) do Diễn đàn
Kinh tế Thế giới (WEF) công bố, Việt Nam tăng 5 bậc
so với năm 2016, được xếp hạng 55 trên 137 quốc gia,
là thứ hạng cao nhất của Việt Nam kể từ khi WEF
đưa ra chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu tổng hợp
vào năm 2006.
Những nghiên cứu cho thấy, tái cơ cấu kinh tế
gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng là nhiệm
vụ vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài, phải
thực hiện qua nhiều giai đoạn, tiến hành liên tục và
phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, thậm
chí có thể phải hy sinh tốc độ tăng trưởng trong
ngắn hạn để đổi lấy chất lượng tăng trưởng trong
dài hạn. Bên cạnh đó, cần xem việc thực hiện tái cơ
cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng
là một cuộc cải cách lần thứ hai để kinh tế Việt Nam
thực sự chuyển mình. Để làm được điều này, cùng
với việc thực hiệnnghiêm túc định hướng lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới mô hình
tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, cần chú trọng
một số vấn đề sau:
Thứ nhất, định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng.
Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát
triển nhanh, bền vững trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Cần
quan tâm chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học
– công nghệ, đổi mới sáng tạo để nâng cao năng
suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
Chủ động khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh; Nâng
cao giá trị gia tăng, tăng nhanh giá trị quốc gia và
tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; Nỗ
lực phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập
quốc tế, phát triển nhanh và bền vững (hướng tới
các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của
Liên Hợp quốc); Chú trọng giải quyết hài hòa giữa
mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa phát triển kinh
tế với đảm bảo an ninh quốc phòng, giữa tăng kinh
tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thứ hai, định hướng cơ cấu lại nền kinh tế
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ,
tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực, tập
trung vào những lĩnh vực quan trọng: cơ cấu lại đầu
tư công, hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ
chức tài chính, DNNN; cơ cấu lại nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và xây dựng nông
thôn mới; Phát triển các vùng và khu kinh tế để phát
huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của từng vùng,
từng địa phương; Xây dựng các đặc khu kinh tế với
thể chế vượt trội, có khả năng cạnh tranh quốc tế…
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN, tập trung giải quyết hai vấn đề
quan trọng có liên quan chặt chẽ với nhau là thực
hiện giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thiết
yếu và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng. Mọi DN
thuộc các thành phần kinh tế phải hoạt động theo
cơ chế thị trường. Xóa bỏ tình trạng độc quyền DN
và những cơ chế chính sách tạo ra bất bình đẳng
trong kinh doanh, nhất là trong tiếp cận các nguồn
lực; Xem việc đẩy mạnh cải cách thể chế là cái gốc
của mọi vấn đề và là khâu đột phá tạo động lực mới
cho đà tăng trưởng.
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1987;
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001;
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NXB Sự thật, Hà Nội, 2011;
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
NXB Sự thật, Hà Nội, 2016;
5. GS.TS. Ngô Thắng Lợi, TS.Nguyễn Quỳnh Hoa: Mô hình tăng trưởng kinh
tế Việt Nam-Thực trạng và định hướng đến năm 2030, NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật, Hà Nội;
6. Nguyễn Quang Thành (2017), Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng: Vượt qua những thách thức, Tạp chí Tài chính;
7. The Global Economy: Global Innovation Index in Vietnam,
.
theglobaleconomy.com/Vietnam/GII_Index.