TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 118

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
117
quân đạt tốc độ 3,7% mỗi năm trong giai đoạn 2005-
2014. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn đang có một
khoảng cách lớn về năng suất lao động giữa các
ngành cũng như khi so sánh với các nước khác trong
cùng khu vực. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại
Diễn đàn Phát triển Việt Nam cho thấy, trong 5 năm
qua, dù đạt mức tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận,
nhưng năng suất lao động yếu là vấn đề rất quan
ngại với Việt Nam. Tốc độ tăng năng suất lao động
của Việt Nam đạt trung bình 4%/năm. Ở cùng giai
đoạn phát triển như Việt Nam, Trung Quốc đạt tốc
độ 7%, Hàn Quốc là 5%. Mức tăng trưởng năng suất
lao động trên sẽ khó giúp Việt Nam đạt tăng trưởng
nhanh và bền vững.
Bốn là, nền công nghiệp vẫn dựa trên gia công
Đến nay, đã có nhiều chính sách để phát triển
các ngành công nghiệp được đưa ra nhưng câu hỏi
“đâu là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam”
dường như vẫn chưa có câu trả lời, bởi các ngành
công nghiệp vẫn thiên về phát triển chiều rộng, “đa
nhưng không tinh”. Tính từ năm 1975, sau hơn 40
năm thực hiện công nghiệp hóa thì công nghiệp của
Việt Nam vẫn ở đẳng cấp thấp, dựa vào tài nguyên,
gia công và lắp ráp, tận dụng lợi thế của giá nhân
công rẻ, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển. Đến
năm 2020, dự kiến có 10/15 chỉ tiêu không đạt tiêu
chí nước công nghiệp. Cụ thể là:
Năm là, thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện
Thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các
yếu tố của kinh tế thị trường chưa hình thành đầy
đủ. Thị trường đất đai còn nhiều vướng mắc. Thị
trường tài chính phát triển không cân đối, thị trường
trái phiếu còn sơ khai, thị trường chứng khoán chưa
trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của
nền kinh tế, đang dồn gánh nặng lên thị trường tín
dụng, trong khi việc giải ngân vốn từ thị trường này
vẫn còn nhiều vướng mắc do thủ tục. Thị trường
khoa học công nghệ chậm phát triển. Thị trường lao
động đã khá hoàn chỉnh nhưng chất lượng nguồn
nhân lực thấp cùng với sự bất hợp lý về tiền lương
giữa các khu vực là rào cản lớn cho việc chuyển dịch
lao động đến những lĩnh vực thiết yếu trong quản lý
nhà nước và cung cấp dịch vụ công…
Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế
Nhận thức rõ những yếu kém của nền kinh tế, Đại
hội Đảng lần thứ XI đã xác định: Phát triển nhanh
gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững
là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược phát triển KT
- XH 2011-2020 và đổi mới mô hình tăng trưởng, tái
cơ cấu nền kinh tế là định hướng tổng quát của phát
triển KT - XH giai đoạn 2011-2020. Đại hội Đảng lần
thứ XI đã thông qua chủ trương đổi mới mô hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng: “Chuyển
đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo
chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và
chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng
cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững”.
Ngày 19/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng
thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu
quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020.
Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm thực hiện tái cơ
cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng
theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2020
cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo
chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng
cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Chủ trương tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi
mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững đã được
Chính phủ, các bộ, ngành triển khai quyết liệt trong
những năm vừa qua. Về nội dung: Tái cơ cấu, 3 lĩnh
vực trọng tâm được xác định bao gồm tái cơ cấu đầu
tư công; Tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng,
trọng tâm là các ngân hàng thương mại và Tái cơ
cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là
các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Sau hơn 5 năm
triển khai, mô hình tăng trưởng của nước ta từ chủ
yếu theo chiều rộng đã bước đầu có sự chuyển biến
sang kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu.
BẢNG: MỘT SỐCHỈTIÊU KHÔNGĐẠTTIÊU CHÍ NƯỚC CÔNGNGHIỆP
Các chỉ tiêu
Mức đạt của Việt Nam Tiêu chí nước
công nghiệp
GDP/người theo
giá thực tế
3.200 – 3.500 USD 5.000 USD
Tỷ trọng nông
nghiệp trong GDP
15%
< 10%
Tỷ trọng lao động
trong nông nghiệp
35 – 40%
20 – 30%
Tỷ lệ đô thị hóa
38 – 40%
50%
Điện sản xuất/người
2.800 KWh/người
> 3.000KWh/
người
HDI
0,67
0,7
Chỉ số bất bình
đẳng thu nhập
0,38 – 0,4
0,32 – 0,38
Tỷ lệ lao động
qua đào tạo
25- 26%
>55%
Tỷ lệ dân số sử
dụng nước sạch
< 92%
100%
Tỷ trọng công
nghiệp chế tạo
15%
>20%
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,108,109,110,111,112,113,114,115,116,117 119,120,121,122,123,124,125
Powered by FlippingBook