116
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
cân xuất - nhập khẩu…
Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) tiếp tục đánh
dấu một bước chuyển quan trọng về nhận thức của
Đảng: Từ nhận thức kinh tế thị trường chỉ như một
công cụ, một cơ chế quản lý, đến nhận thức coi kinh
tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của
sự phát triển theo định hướng XHCN, là mô hình
kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ
lên CNXH. Đại hội X (2006), Đại hội XI (2011) và Đại
hội XII (2016) đã kế thừa tư duy của Đại hội IX, tiếp
tục làm sáng tỏ thêm tính định hướng trong phát
triển kinh tế thị trường ở nước ta.
Nhờ đó, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn: Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế; là một trong
những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên
thế giới. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy,
bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế
đạt 7,01%/năm; Giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng
5,91% (dù thấp hơn so với giai đoạn 2006-2010,
nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới
thường xuyên xuất hiện nhiều nhân tố bất lợi thì
đây vẫn là mức tăng tương đối tốt)… Thu nhập
bình quân đầu người liên tục tăng lên, vượt qua
ngưỡng nghèo để tham gia vào nhóm các nước có
thu nhập trung bình trên thế giới, được thế giới
thừa nhận là có nhiều thành tựu to lớn về xóa đói
giảm nghèo…
Tuy nhiên, qua gần một phần ba thế kỷ thực hiện
đổi mới, đến nay nền kinh tế Việt Nam bộc lộ nhiều
hạn chế, gây cản trở quá trình tăng trưởng, cụ thể:
Một là, nền kinh tế chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng.
Nền kinh tế Việt Nam đã duy trì phương thức
tăng trưởng chủ yếu dựa vào tài nguyên, thâm dụng
vốn (yếu tố vốn đóng góp trên 50% tăng trưởng
GDP, dù là một trong những nước đang phát triển
đang thiếu vốn). Lợi thế lao động trẻ, dồi dào và
nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) chỉ đóng góp cho
tăng trưởng khoảng 50% còn lại. Theo Tổng cục
Thống kê, tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng
GDP giai đoạn 2001-2005 chỉ đạt 11,9%; giai đoạn
2006 - 2010 là -4,5%; giai đoạn 2011 - 2015 đạt mức
25,5%... Trong khi đó, đóng góp của yếu tố lao động
vào tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm dần. Giai
đoạn 2011-2016 chỉ chiếm 19,83% so với giai đoạn
2006-2010 đạt 34,62%. Mức đóng góp này là thấp
so với tiềm năng lao động của Việt Nam, đặc biệt là
trong bối cảnh thời kỳ dân số vàng…
Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam chưa
dựa nhiều vào tri thức, khoa học và công nghệ.
Trình độ công nghệ hiện đang sử dụng ở Việt Nam
tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Theo
Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2014,
phần lớn các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang sử
dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của
thế giới từ 2-3 thế hệ trong khi hoạt động đổi mới
sáng tạo cũng chậm hơn so với các nước khác.
Theo Báo cáo về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn
cầu 2016, Việt Nam xếp hạng 59/138 với 35,37/100
điểm trong khi Malaysia xếp thứ 35/138, Thái Lan
52/138… Sự phụ thuộc thái quá vào các yếu tố đầu
vào sẽ tạo nên sự tăng trưởng không bền vững. Việc
phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư để tăng trưởng đã
đẩy nền kinh tế Việt Nam đứng trước một thách
thức là muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao phải
tăng vốn đầu tư, trong khi nền kinh tế còn nghèo, tỷ
lệ tiết kiệm không cao. Mặt khác, hiệu quả sử dụng
vốn ở Việt Nam thấp, thể hiện ở chỉ số ICOR (hệ số
sử dụng vốn) cao. Điều đó chứng tỏ, chúng ta sử
dụng nhiều vốn nhưng vẫn không tạo ra được tốc
độ tăng trưởng cao tương ứng.
Hai là, lạm phát cao hơn tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong
giai đoạn trước được đánh giá là cao trong khu vực
cũng như trên thế giới. Tốc độ tăng GDP bình quân
giai đoạn 2000 - 2010 là 7,26%. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của
Việt Nam luôn thấp hơn mức bình quân của các
nước đang phát triển. Tính bình quân giai đoạn 2008
- 2013, tốc độ tăng GDP của Việt Nam chỉ khoảng
5,79%. Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2004 - 2010,
tỷ lệ lạm phát cao và không ổn định. Lạm phát bình
quân giai đoạn 2000 - 2005 là 5,1%/năm; giai đoạn
2006 - 2010 là 11,4%.
Có không ít thời điểm, tốc độ lạm phát luôn cao
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, thậm chí ở mức
2 con số (giai đoạn 2007 - 2008, hoặc 2010 - 2011).
Nếu so sánh với các nước trong khu vực ASEAN
thì khoảng cách chênh lệch giữa lạm phát với tốc độ
tăng GDP của Việt Nam vẫn còn khá lớn.
Ba là, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh thấp.
Thời gian qua, tốc độ tăng năng suất lao động
của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Theo nhận
định của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động
của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình
Bình quân thời k 2006-2010, tăng trưởng kinh
tế Việt Nam đạt 7,01%/năm; Giai đoạn 2011-
2015 đạt khoảng 5,91%, thu nhập bình quân
đầu người liên tục tăng lên, vượt qua ngưỡng
nghèo để tham gia vào nhóm các nước có thu
nhập trung bình trên thế giới.