TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 87

86
mô mới có thể tiến tới ANLT toàn diện bền vững…
Mất ANLT bao gồm mất ANLT tạm thời và mất
ANLT lâu dài (kinh niên). Tình trạng này bắt nguồn
từ các rủi ro như: (1) Rủi ro thiên nhiên: Đây là rủi
ro gắn liền song hành với sản xuất và nhập khẩu
lương thực; (2) Rủi ro thương mại: Do năng lực xuất
khẩu lương thực trên thế giới chịu sự hạn chế bởi tài
nguyên thiên nhiên, đồng thời tác động của xu hướng
tự do hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa buộc các nước
phải hạ thấp và bỏ hẳn trợ cấp cho sản xuất lương
thực và giảm thuế suất nhập khẩu lương thực; (3)
Rủi ro chính sách: Qua nghiên cứu về các cuộc khủng
hoảng lương thực trong quá khứ đều có liên quan
đến những sai lầm về chính sách; (4) Rủi ro ngoại
giao: Xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát
triển là xu thế chủ đạo nhưng trong quan hệ quốc
tế vẫn tồn tại những hành vi và chính sách thù địch,
cấm vận. Lương thực với tư cách là nguồn tài nguyên
chiến lược đặc biệt có khả năng thành “vũ khí chính
trị” trong trường hợp xung đột, chiến tranh (Cốc
Nguyên Dương, 2003).
Trên cơ sở nhận thức về ANLT, Trung Quốc đưa
ra một số giải pháp để đảm bảo ANLT trong bối
cảnh toàn cầu hóa:
-
Xây dựng thể chế ANLT, trong đó xác định ranh
giới giữa tự sản xuất lương thực và nhập khẩu lương
thực. Tự sản xuất lương thực theo giới nghiên cứu
Trung Quốc là cách đảm bảo ANLT hiệu quả. Theo
đó, tỷ lệ tự sản xuất lương thực không được thấp
hơn 95% và tỷ lệ nhập khẩu lương thực không được
vượt quá 10% (Cốc Nguyên Dương, 2003, Vương
Dật Châu và cộng sự, 1999).
Trong xây dựng thể chế ANLT, Trung Quốc chú
ý tới việc xây dựng hệ thống cảnh báo ANLT với các
chỉ số cân bằng nhằm khắc phục tình trạng dư thừa
Quan điểm và chính sách
an ninh lương thực của Trung Quốc
Các học giả Trung Quốc cho rằng, an ninh
lương thực (ANLT) là không để người dân bị đói,
đảm bảo cung ứng khẩu phần lương thực cho
người dân trong bất cứ tình huống nào. Nâng cao
khả năng tự cung tự cấp lương thực trong cả nước
là nền tảng của việc thực hiện ANLT (Cốc Nguyên
Dương, 2003). Từ quan niệm trên nảy sinh hai yêu
cầu với ANLT quốc gia của Trung Quốc: (i) Trọng
tâm của ANLT là năng lực sản xuất lương thực,
đáp ứng nhu cầu lương thực trong mọi thời điểm
và tình huống; (ii) Chỉ có xóa tận gốc đói nghèo
và tham nhũng, giải quyết ANLT trên bình diện vi
CHÍNH SÁCHĐẢMBẢO ANNINH LƯƠNGTHỰC
CỦAMỘT SỐQUỐC GIAVÀ GỢI Ý CHOVIỆT NAM
ThS. LÊ ANH THỰC -
Học viện Chính trị Công an Nhân dân (Bộ Công an) *
An ninh lương thực ngày càng trở thành vấn đề cấp bách khi nguồn cung thực phẩm, quyền tiếp cận
nguồn lương thực một cách an toàn trên thế giới đang chịu tác động nghiêm trọng. Để giải quyết
được bài toán an ninh lương thực đòi hỏi các quốc gia, nhất là những quốc gia có dân số đông nhất
nhì thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ, phải có chính sách và giải pháp tổng thể song hành giữa
chiến lược phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
Từ khóa: An ninh lương thực, nông nghiệp, môi trường, biến đổi khí hậu
POLICIES ON FOOD SAFETY OF SOME COUNTRIES
AND RECOMMENDATIONS TO VIETNAM
Food safety has become urgent more than
ever when safe provision and access to foods
are severely influenced. To solve the problem
of food safety, the countries particularly the
large-population countries such as China and
India have to make proper policies and master
plans in line with agriculture development
strategy, environment protection and fighting
climate change.
Keywords: Food safety, agriculture, environment, climate
change
Ngày nhận bài: 28/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 8/6/2018
Ngày duyệt đăng: 13/6/2018
*Email:
KINH TẾ QUỐC TẾ
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95,96,97,...125
Powered by FlippingBook