TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
95
Vương quốc Anh
Trước năm 1998, Chính phủ Anh đã đưa ra một
danh mục các dự án mà theo họ là quan trọng và cần
phải thực nếu có đủ nguồn lực và các dự án đó sẽ
được lập chi tiết để tiến hành thẩm định. Tuy nhiên,
nhận thấy việc đầu tư công theo phương thức này là
dàn trải nên Chính phủ nước này đã thay đổi chiến
lược đầu tư công. Hiện tại, kế hoạch đầu tư phát
triển giao thông được xây dựng theo hướng dẫn của
Bộ Ngân Khố soạn thảo và gửi cho Bộ Giao thông
Vận tải. Để khắc phục tình trạng dàn trải trong đầu
tư công, cơ quan giao thông đã phải sửa đổi cách
thức phê duyệt và thẩm định dự án đầu tư. Theo đó,
Bộ Giao thông Vận tải được tiếp nhận hai loại thông
tin (thông tin về nguồn lực của ngân sách trong
vòng 3 năm và thông tin dự kiến ngân sách trong
dài hạn). Sau khi tiếp nhận các loại thông tin, Bộ
Giao thông Vận tải sẽ đưa ra hạng mục ưu tiên các
công trình đầu tư công của quốc gia này. Riêng đối
với đường sắt, Chính phủ chỉ thị xây dựng kế hoạch
đầu tư trong giai đoạn 5 năm. Bộ Giao thông Vận
tải cũng đưa ra quy định về đánh giá chi phí - lợi ích
các dự án khi tiến hành thẩm định dự án; đồng thời
đưa ra các tiêu chí để lựa chọn đối với dự án đầu
tư công (như tính kinh tế, tính an toàn, môi trường,
khả năng tiếp cận và tính liên kết). Chính phủ Anh
cũng đưa ra các quy định để công dân Anh có thể
tiếp cận được thông tin về các dự án đầu tư công
(thông tin về chi phí dự án và thông tin về thời gian
thực hiện), do đó công dân có thể giám sát được các
dự án này, giúp minh bạch hơn trong đầu tư công.
Bài học cho Việt Nam
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đầu tư công
của các quốc gia cho thấy, việc phân cấp quản lý
nhà nước với đầu tư công đã được các nước này chú
trọng nhằm tăng quyền tự chủ cho cấp cơ sở (cấp
gần người dân nhất). Từ kinh nghiệm quản lý đầu
tư công của các quốc gia có thể rút ra một số bài học
cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất,
bài học từ phân cấp trong lập kế hoạch
đầu tư công ở Indonesia. Trong đó, cần có sự gắn
kết chặt chẽ giữa lập kế hoạch (đầu tư phát triển) và
lập ngân sách nhằm đảm bảo hiện thực hoá các kế
hoạch đầu tư; đồng thời tránh hiện tượng các bản kế
hoạch thường cách xa thực tế nguồn lực, các bản kế
hoạch được xem như là “danh sách mong muốn”.
Thứ hai,
phân cấp trong phân bổ vốn đầu tư công
ở Romania cho thấy nhiều hạn chế, đặc biệt là việc
phân bổ ngân sách chưa phù hợp với nhiệm vụ của
từng cấp. Để khắc phục những hạn chế này đòi hỏi
Việt Nam cần phân cấp rõ ràng, tránh tính trạng địa
phương phải cáng đáng nhiều nhiệm vụ của Trung
ương trong khi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đó
chưa đủ để đáp ứng hoặc thậm chí để địa phương
rơi vào tình trạng nợ nần; từ đó giảm mức độ và
giảm chất lượng cung cấp dịch vụ công.
Thứ ba,
Việt Namcần học hỏi kinh nghiệm từVương
QuốcAnh về phân cấp trong việc phê duyệt, thẩmđịnh
và quyết định dự án đầu tư công, nhất là ban hành các
quy định về đánh giá chi phí- lợi ích khi thẩm định các
dự án công, trong đó đặt ra năm tiêu chí (tính kinh tế,
tính an toàn, môi trường, khả năng tiếp cận và tính liên
kết) đối với các dự án giao thông.
Thứ tư,
Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm thành
công của Hàn Quốc trong việc hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý để khuyến khích sự tham gia của khu vực tư
nhân vào phát triển hạ tầng cơ sở khi tiến hành phân
cấp trong thực hiện các dự án đầu tư công. Chính phủ
Hàn Quốc nhận thấy, trong khi nguồn lực ngân sách
còn eo hẹp, mà nhu cầu chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ
lại lớn, vì vậy, việc khuyến khích sự tham gia của khu
vực tư nhân sẽ góp phần giảm tải gánh nặng tài chính
cho khu vực công. Khu vực tư nhân được tham gia vào
các dự án hạ tầng lớn, mang tính chất liên vùng và lĩnh
vực tham gia được mở rộng, chẳng hạn như: Giáo dục,
quốc phòng, văn hoá và phúc lợi xã hội. Hàng năm,
Chính phủ Hàn Quốc tiến hành đánh giá, kiểm tra đều
đặn việc thực hiện của khu vực tư nhân. Các sáng kiến
tạo cơ chế khuyến khích sự tham gia của khu vực tư
nhân liên tục được ban hành như: Cơ chế chia sẻ rủi ro,
cơ chế thuế, cơ chế hỗ trợ tài chính…
Tài liệu tham khảo:
1. VũMinh Long (2013), Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế trên thế giới;
2. Đề tài cấp nhà nước mã số KX.01.07/11-15 “Tái cấu trúc đầu tư công trong
khuôn khổ đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam”;
3. Luật Đầu tư công 2014;
4. Luật Kiểm toán 2015;
5. Luật Ngân sách nhà nước 2015;
6. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2015), Báo cáo Giám sát và
đánh giá quá trình thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế;
7. ViệnNghiên cứuQuản lý kinh tế Trungương và Friedrich Ebert Stiftung (2013), Đầu
tư công, nợ công vàmức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam, Thông tin chuyên đề;
8. SIU Review, Nợ công thế giới, truy cập
van-de-kinh-te/no-cong-the-gioi/339/2741.
Việt Namcó thể học tập kinh nghiệm thành công
của Hàn Quốc trong việc hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý để khuyến khích sự thamgia của khu vực
tưnhânvàophát triểnhạ tầngcơ sởkhi tiếnhành
phân cấp trong thực hiện các dự án đầu tư công.