94
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Hàn Quốc
Trong những năm 1970 và 1990, Chính phủ Hàn
Quốc đã thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm
hướng tới phát triển kinh tế và chú trọng đến một số
ngành kinh tế mũi nhọn. Từ những năm 2006–2007,
Chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập Chiến lược đầu tư
công tầm nhìn 2030, đồng thời cam kết tăng cường
phát triển kinh tế thông qua đầu tư vào giáo dục bậc
cao và giải quyết các vấn đề liên quan tới an sinh xã
hội và mở rộng hỗ trợ các dịch vụ xã hội.
Để phân bổ ngân sách hợp lý cho đầu tư công, Hàn
Quốc thực hiện lập kế hoạch chi tiết cho 5 năm. Bản kế
hoạch chi tiết 5 năm này sẽ thay đổi khi tình hình kinh
tế - xã hội thay đổi. Căn cứ vào bản kế hoạch này, Hàn
Quốc xác định mức trần ngân sách cho từng lĩnh vực.
Với nguồn lực ngân sách còn hạn hẹp nên Chính phủ
Hàn Quốc khuyến khích vai trò đầu tư của khu vực tư
nhân, đặc biệt Chính phủ còn lên khung pháp luật để
tạo điều tối đa cho khu vực tư nhân phát triển cơ sở hạ
tầng. Một số ngành mà khu vực tư nhân ở Hàn Quốc
được khuyến khích đầu tư gồm: Đường bộ, cao tốc,
sân bay, quảy lý bãi đỗ xe, cảng biển, truyền thông,
nguồn nước, năng lượng, khu quân sự, giáo dục, quản
lý rừng, nhà ở và phúc lợi công cộng.
Trung Quốc
Quản lý đầu tư công được Chính phủ Trung
Quốc phân cấp theo 4 cấp ngân sách: Trung ương,
tỉnh, thành phố và cấp huyện. Theo đó, cấp có thẩm
quyền quyết định việc phân bổ ngân sách của từng
cấp ngân sách có toàn quyền quyết định đầu tư các
dự án sử dụng vốn từ ngân sách của cấp mình.
Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ từ
ngân sách cấp trên phải lấy ý kiến thẩm định của
các cơ quan liên quan của ngân sách cấp trên trước
khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Việc thẩm
định các dự án đầu tư được triển khai thực hiện ở
tất cả các bước như: Chủ trương đầu tư, báo cáo khả
thi, thiết kế kỹ thuật và tổng khái toán, thiết kế thi
công và tổng dự toán, đấu thầu… Đồng thời, thông
qua Hội đồng thẩm định của từng cấp và lấy ý kiến
thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước có liên
quan cùng cấp và cấp trên nếu có sử dụng vốn hỗ
trợ của ngân sách cấp trên.
Hội đồng thẩm định của từng cấp do cơ quan
được giao kế hoạch vốn đầu tư thành lập (Cơ quan
quản lý chuyên ngành). Thành viên Hội đồng thẩm
định bao gồm các chuyên gia có chuyên môn sâu
thuộc lĩnh vực dự án yêu cầu, được lựa chọn theo
hình thức rút thăm từ danh sách các chuyên gia
được lập, quản lý ở từng cấp theo từng phân ngành.
Các chuyên gia được xác định là có trình độ
chuyên môn thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định
của từng dự án cụ thể. Trên thực tế, việc quản lý đầu
tư công tại các dự án ở Trung Quốc vẫn còn xảy ra
tình trạng phát sinh chi phí vượt dự toán.
Để giảm những rào cản hành chính cho đầu tư tư
nhân, Trung Quốc đã ban hành các văn bản hướng
dẫn cụ thể đối với công tác lựa chọn dự án và đảm
bảo đánh giá độc lập của thẩm định dự án và để xác
định các tiêu chuẩn cụ thể. Tuy nhiên, do hầu hết các
dự án ở Trung Quốc đã chuyển sang chính quyền
địa phương quản lý, mà ít phụ thuộc vào nguồn thu
ngân sách. Do đó, những văn bản hướng dẫn chỉ áp
dụng cho các dự án được hỗ trợ từ ngân sách.
Romania
Romania thực hiện phân cấp quản lý đầu tư công
vào đầu thập niên 1990, nước này đã có một số bước
tiến trong cải cách quản lý đầu tư công và quản lý
ngân sách. Trong đó, Romania thực hiện đổi mới phân
cấp phân bổ vốn đầu tư công, làm hai cấp quản lý:
Cấp thứ nhất bao gồm tỉnh thành phố; cấp thứ hai là
địa phương và giao trực tiếp cho cấp chính quyền địa
phương để họ quản lý nguồn lực đầu tư công cho hiệu
quả. Từ khi Luật ngân sách nhà nước của Romania ra
đời đã đánh dấu một bước tiến mới về phân cấp phân
bổ vốn đầu tư công, vì nó tạo ra sự công bằng ngân
sách giữa các địa phương và Trung ương. Bên cạnh
đó, những quy định trong Luật ngân sách nhà nước
cũng phân định rõ và mở rộng quyền kiểm soát của
chính quyền địa phương đối với các khoản thu.
Sau mỗi lần cải cách, thẩm quyền của chính
quyền địa phương được nâng lên một bậc, hiện
nay, cấp chính quyền địa phương ở Romania được
phép phê duyệt thu - chi ngân sách nhà nước và
thiết lập hệ thống thuế và lệ phí. Với việc đổi mới
phân cấp phân bổ vốn đầu tư công giúp Romania
đạt được những thành tựu đáng kể nhưng đánh
giá chung việc phân bổ vẫn chưa gắn mức độ
phân bổ dân cư nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ
chi tiêu của địa phương, đặc biệt là các hoạt động
phúc lợi như xã hội, giáo dục và y tế. Chính vì
vậy, nhiều địa phương đã phải cắt giảm chi tiêu
hoặc rơi vào tình trạng nợ nần, hoặc chất lượng
dịch vụ công bị ảnh hưởng.
Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ Vương
Quốc Anh về phân cấp trong việc phê duyệt,
thẩmđịnhvàquyết địnhdựánđầu tư công, nhất
là ban hành các quy định về đánh giá chi phí- lợi
ích khi thẩmđịnh các dự án công.