TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
85
quan do tín dụng giữ được tốc độ tăng trưởng ổn
định như năm 2017. Cụ thể, dự kiến, có tới 92,6%
tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của
đơn vị tăng trưởng dương so với năm 2017 với
mức tăng trưởng toàn hệ thống bình quân kỳ vọng
đạt 19,33%, cao hơn nhiều so với mức bình quân kỳ
vọng 13,4% của các tổ chức tín dụng tại cuộc điều
tra cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, việc gia tăng lợi
nhuận là không phải đơn giản. Đứng trên góc độ
vĩ mô, để nâng cao lợi nhuận ngành Ngân hàng
thì các NHTM trong toàn hệ thống cần phải nâng
cao được hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt nhất các
nhu cầu của khách hàng. Ngoài nỗ lực của các ngân
hàng còn cần có sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ,
các bộ, ngành liên quan và NHNN. Các giải pháp
cụ thể cần chú trọng bao gồm:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng:
Công tác tái cơ cấu và xử lý nợ
xấu của hệ thống ngân hàng đã bước đầu đạt được
những kết quả khả quan, năng lực tài chính và quy
mô hoạt động của các ngân hàng từng bước được
cải thiện... Chính phủ cần tiếp tục đưa ra các văn
bản hướng dẫn cụ thể đối với quá trình tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng. Những văn bản quan trọng này
tạo thêm cơ sở pháp lý vững chắc, tạo điều kiện cho
ngành Ngân hàng triển khai quyết liệt, sớm hoàn
thành mục tiêu tái cơ cấu toàn hệ thống.
Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần tăng
cường thực thi pháp luật nhằm giải quyết hiệu quả
các trường hợp gian lận ngân hàng, người vay mất
khả năng trả nợ và điều kiện để phát mại các tài
sản cầm cố…, góp phần rất lớn vào sự gia tăng lợi
nhuận của các ngân hàng.NHNN cần phát triển hệ
thống thanh tra, giám sát hoạt động của ngân hàng,
phối hợp với các tổ chức quốc tế để có thể dự báo,
phát hiện, chia sẻ thông tin, chủ động trong việc đề
xuất các giải pháp nhằm đảm bảo kiểm soát và điều
chỉnh lượng vốn phù hợp với nhu cầu.
Hai là, tăng cường nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng tín dụng:
Phần lớn lợi nhuận của các ngân hàng
đều được hình thành bởi thu nhập lãi thuần thu được
từ hoạt động tín dụng, vì vậy, tăng trưởng tín dụng là
yêu cầu cấp thiết cần đặt ra đối với các NHTM.
Để nâng cao năng lực tài chính của các ngân
hàng, vấn đề cơ bản đặt ra là phải tăng vốn thông
qua một số hình thức như bán cổ phần cho nhà đầu
tư và sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn… Tuy
nhiên, hiện nay các NHTM Nhà nước chưa được sử
dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn, trong khi đó,
tăng vốn theo hình thức bán cổ phần bị hạn chế bởi
quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối thiểu của Nhà
nước. Để có thể tăng vốn cho các NHTM Nhà nước,
những giải pháp hữu hiệu được kể đến là tăng vốn
điều lệ để cải thiện, nâng cao năng lực tài chính,
đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II.
Với những giải pháp này sẽ góp phần đẩy nhanh
quá trình cơ cấu lại NHTM Nhà nước mà vẫn giữ
vững nguyên tắc bảo đảm vai trò chi phối của Nhà
nước tại các NHTM Nhà nước
Ba là, chú trọng hiệu quả và an toàn của việc tăng
trưởng tín dụng:
2018 là năm được kỳ vọng nhiều
với việc tăng trưởng tín dụng với mục tiêu đề ra
là từ 18-20%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
không phải là quan tâm lớn nhất của hệ thống
ngân hàng mà việc tăng trưởng tín dụng phải
đảm bảo hiệu quả và an toàn. Các ngân hàng cần
có kế hoạch tăng trưởng cụ thể, ưu tiên một số
ngành nhất định trong nền kinh tế. Tăng trưởng
tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất
kinh doanh và những ngành nghề được ưu tiên
như nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Bên cạnh đó, việc tăng trưởng tín dụng ở các lĩnh
vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán cũng
cần được kiểm soát chặt chẽ.
Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng:
Các dịch vụ phi tín dụng mà ngân hàng hướng tới
cần thiết phải phát triển của về chiều rộng và chiều
sâu, có nghĩa là vừa phải đa dạng hóa các dịch vụ
đưa tới khách hàng, vừa phải nâng cao chất lượng
các dịch vụ, thể hiện qua tính chính xác, nhanh
nhạy, tính tiện ích… của các dịch vụ mà ngân hàng
có thể mang lại cho khách hàng nhằm thỏa mãn tốt
nhất những yêu cầu của khách hàng.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo tài chính của một số ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2016 – 2017;
2. Báo cáo thường niên của một số ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2016 – 2017;
3. “Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017” của Ủy ban Giám sát
tài chính quốc gia;
4. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Nguyên lý và Nghiệp vụ ngân hàng
thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội;
5. Nguyễn Minh Kiều (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại hiện đại,
NXB Tài chính, Hà Nội.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính
quốc gia (NFSC), năm 2017 lợi nhuận sau
thuế của ngành Ngân hàng tăng 44,7% so
với năm 2016; tỷ suất sinh lời ROA và ROE
đạt 0,69% và 10,2%, cao hơn so với năm
2016 (tỷ suất sinh lời ROA và ROE lần lượt là
0,56% và 8,15%).