TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 82

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
81
quan là 0.694 > 0.5, do vậy, đây là mô hình thích hợp
để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc
và các biến độc lập. Hệ số R2 là 0.481, nghĩa là mô
hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp dữ liệu
40,6%. Nói cách khác, trong mô hình hồi quy này các
biến độc lập giải thích được 40,6% mức độ CBTT, các
phần còn lại do sai số và các yếu tố khác. Kết quả này
cũng tương đồng với một số nghiên cứu trước đây.
Kiểm định lại mô hình sau khi
loại một số biến không có ý nghĩa
Sau khi chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến,
kết quả cho thấy, có 4 biến tác động đến mức độ
CBTT đó là: Quy mô công ty (X1); Khả năng sinh lời
(X2); Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT
(X7) và Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài (X8).
Tiếp đó, nghiên cứu loại bỏ 4 biến không tác động
đó là: Đòn bẩy tài chính (X3), Khả năng thanh toán
(X4), Công ty kiểm toán (X5), Hiệu quả sử dụng
tài sản (X6) ra khỏi mô hình hồi quy. Sau đó, tiến
hành chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với
04 biến có ý nghĩa với phương trình hồi quy mới là:
MUCBOCBTT = β0 + β1X1 + β2X2 + β7X7 + β8X8 + €
Tiếp tục chạy mô hình hồi quy đa biến lần 2,
kết quả cho thấy, 4 biến có ý nghĩa lần 1 vẫn có ý
nghĩa với sig<0.05. Từ các thông số thống kê trong
mô hình hồi quy, phương trình hồi quy tuyến tính
đa biến của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT trên thuyết minh BCTC của các DN niêm yết
trên HOSE là: MUCOCBTT = 0.253X1 + 0.504X2 +
0.121X7 + 0.183X8
Bàn luận kết quả nghiên cứu
Giả thuyết H1:
Công ty có quy mô lớn thì mức độ
CBTT nhiều hơn công ty có quy mô nhỏ.
Quy mô công ty được tính toán qua việc lấy
logarit tự nhiên của tổng tài sản có ảnh hưởng đến
mức độ CBTT trong mô hình với độ tin cậy 95%.
Việc công bố chi tiết thông tin có thể sẽ làm tăng
chi phí và do đó nó có thể là một khoản phí khá
cao cho các DN nhỏ. Các DN lớn thường có nhiều
phạm vi kinh doanh, loại sản phẩm và phân khúc
thị trường, để phục vụ cho mục đích quản lý thì việc
CBTT nhiều hơn là rất cần thiết. Mặt khác, tiết lộ
thông tin chi tiết có thể đặt các công ty nhỏ vào tình
thế cạnh tranh với các công ty lớn khác trong cùng
một ngành công nghiệp (Buzby, 1975), từ đó gây
những khó khăn nhất định cho các công ty có quy
mô nhỏ. Bên cạnh đó, DN có tài sản lớn, có nhiều cổ
đông, do đó áp lực về CBTT cho các NĐT cao. Như
vậy, quy mô DN càng lớn thì mức độ CBTT càng
cao. Kết luận này phù hợp với lý thuyết đại diện, lý
thuyết tín hiệu.
Giả thuyết H2:
Công ty có lợi nhuận tốt sẵn sàng
CBTT hơn là công ty có lợi nhuận thấp.
Theo lý thuyết đại diện, các công ty có lợi nhuận
tốt công bố nhiều thông tin hơn để nhà quản lý có
cơ hội được hưởng các khoản lợi ích nhiều hơn từ
cổ đông hay nhận được những khen thưởng từ cổ
đông hoặc để duy trì vị thế của mình. Đồng thời,
các công ty có lợi nhuận cao thường công bố nhiều
thông tin nhằm thu hút sự quan tâm của thị trường
và các nhà đầu tư (NĐT) quan tâm đến họ, từ đó
giá trị cổ phiếu của họ được gia tăng. Trong khi đó,
công ty có lợi nhuận thấp thường công bố ít thông
tin hay công bố không rộng rãi thông tin nhằm che
dấu những lý do hay tình trạng hoạt động kém hiệu
quả của công ty (nếu lợi nhuận đạt thấp). Ngoài ra,
theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, khi công ty
niêm yết có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả
kinh doanh tốt và có dự án đầu tư triển vọng họ
sẽ chủ động cung cấp nhiều thông tin hơn cho cổ
đông, đây là cách phát tín hiệu ra thị trường để các
NĐT phân biệt được chứng khoán tốt và xấu.
Giả thuyết H7:
Công ty có tỷ lệ thành viên không
điều hành trong HĐQT càng cao thì mức độ CBTT
càng cao.
Khi tỷ lệ các thành viên điều hành trong Ban giám
đốc của DN ít có mặt trong HĐQT thì các quyết định
đưa ra của HĐQT ít chịu sự chi phối của những người
điều hành DN. Khi trong HĐQT có nhiều thành viên
không điều hành thì các quyết định của HĐQT lúc
này cómức độ khách quan cao hơn, hướng đến quyền
và lợi ích của cổ đông nhiều hơn. Tỷ lệ các thành viên
trong ban giám đốc không có trong HĐQT càng thấp
thì vai trò phản biện, giám sát của HĐQT để hướng
đến quyền lợi của cổ đông và việc tăng cường tính
minh bạch càng cao. Theo lý thuyết đại diện, nếu
thành phần Ban giám đốc có trong HĐQT càng cao
thì việc dung hòa các mong đợi của cổ đông và các
nhóm hữu quan có thể sẽ kém khách quan khi công
ty gặp phải những khó khăn trong quá trình điều
hành, quản lý DN vì trong những trường hợp đó,
HĐQT sẽ khó phân định vai trò và trách nhiệm của
mình trong quan hệ giữa các nhóm lợi ích. Dưới góc
độ kiểm soát, nếu thành phần Giám đốc điều hành có
trong HĐQT càng cao thì HĐQT dễ bị Ban giám đốc
lôi kéo và dẫn đến khả năng che giấu thông tin (đặc
biệt là thông tin không tốt). Điều này làm HĐQT bị
giảm khả năng kiểm soát, giám sát các hoạt động của
công ty; từ đó làm giảm mức độ minh bạch thông tin
hoặc giảm số lượng và chất lượng thông tin công bố
ra bên ngoài.
Giả thuyết H8:
Công ty có tỷ lệ sở hữu của cổ đông
1...,72,73,74,75,76,77,78,79,80,81 83,84,85,86,87,88,89,90,91,92,...125
Powered by FlippingBook