TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
139
Gia tăng số người xin lĩnh BHXH một lần
Thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam
cho thấy, trong 4 năm qua, cả nước có khoảng 2,5
triệu người xin lĩnh BHXH một lần, bình quân mỗi
năm có hơn 600.000 người. Năm 2016, có trên 665.000
người và dự kiến năm 2017 là 690.000. Tại Hà Nội,
năm 2016, có gần 49.000 người hưởng BHXH một
lần với số tiền chi trả hơn 943 tỷ đồng. Đến tháng
5/2017, có gần 10.000 người hưởng BHXH một lần
với số tiền hơn 328 tỷ đồng; con số cùng kỳ năm
ngoái là 5.800 người.
Theo BHXH Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu do
đời sống trong các khu công nghiệp còn khó khăn,
tiền lương còn thấp nên người lao động muốn lấy
BHXH một lần để có tiền trang trải trước mắt, chưa
nghĩ đến khi về già... Bên cạnh đó, người lao động
chưa hiểu cặn kẽ được ý nghĩa chính sách BHXH,
đặc biệt là quy định về giải quyết BHXH một lần.
Tuy nhiên, các chuyên gia có chung nhận định
rằng, việc ra khỏi lưới an sinh xã hội khiến người
lao động có nguy cơ mất chỗ dựa khi về già, đó là
một thực tế mà người lao động đang gặp phải. Mặt
khác, hiện nay số người nhận BHXH một lần tương
đương số người tham gia mới vào hệ thống, đồng
nghĩa với việc khó đạt mục tiêu mở rộng diện bao
phủ BHXH.
Nếu người lao động không tham gia BHXH tăng
nguy cơ khó khăn khi về già, đồng thời tạo thêm
gánh nặng cho xã hội. Chế độ bảo trợ xã hội chỉ áp
dụng với người cao tuổi (từ 80 tuổi trở lên), số tiền
hỗ trợ khoảng 300.000 đồng/người/tháng. Người lao
động nhận BHXH một lần, không tham gia BHXH
đồng nghĩa với việc không có lương hưu khi về già.
Dưới góc độ cơ quan thực hiện chính sách BHXH,
Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH Việt Nam
Điều Bá Được cho biết: Khoản tiền đóng vào Quỹ
BHXH là “của để dành” quý giá của mỗi người, nó
không mất đi mà ngược lại còn được cơ quan BHXH
quản lý và đầu tư tăng trưởng, người lao động hoàn
toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có
điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc, hoặc
tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ một phần
kinh phí từ Nhà nước (theo mức 10, 25, 30% mức
NhậnBHXHmột lần, mất cơhội hưởng lươnghưu
Người lao động nên cân nhắc thật kỹ, thận trọng trước khi đưa ra quyết định nhận trợ cấp Bảo hiểm Xã
hội một lần nhằm tránh được rủi ro khi về già không được hưởng lương hưu. Đó là lời khuyên của nhiều
chuyên gia đưa ra trước thực trạng nhiều người xin lĩnh bảo hiểm xã hội một lần.
đóng tính trên chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn
tùy theo đối tượng).
Nguy cơ mất chỗ dựa khi về già
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội
của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, chính sách hưu trí chính là
“tấm lưới” bảo vệ người lao động tránh bị rơi vào
nghèo đói khi hết tuổi lao động. Thực tế đã chứng
minh, khi thực hiện Quyết định 176/HĐBT vào đầu
những năm 1990, do sắp xếp lại lao động trong các
đơn vị kinh tế quốc doanh, có khoảng 700.000 lao
động nhận BHXH một lần. Nhiều người trong số họ
có cuộc sống khó khăn vì không có lương hưu.
Điều này cũng được tái khẳng định, khi năm
2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tờ trình
gửi Chính phủ giải thích về thắc mắc của 72.000 lao
động xin nghỉ và nhận tiền BHXH một lần theo
Quyết định 176/HĐBT. Những lao động này sau
khi xin nghỉ, do tuổi già, khó khăn về thu nhập đã
xin trả lại khoản tiền đó để được nhận lương hưu,
nhưng pháp luật không hồi tố.
Chuyên gia về an sinh xã hội Nguyễn Thị Diệu
Hồng cho rằng; Rất nhiều người chỉ quan tâm đến
lợi nhỏ trước mắt, không tính đến lợi ích lâu dài
cũng như chưa hiểu hết ý nghĩa của việc hưởng
lương hưu hàng tháng. Người lao động nên cân
nhắc thật kỹ, thận trọng trước khi đưa ra quyết định
nhận trợ cấp BHXH một lần, tránh tối đa những rủi
ro khi về già không được hưởng lương hưu. “Người
lao động cần nhận thức rõ hơn về tính ưu việt của
việc hưởng lương hưu mà tiếp tục tham gia BHXH
để có điều kiện hưởng chính sách hưu trí khi hết
tuổi lao động, bảo đảm an sinh bền vững cho người
lao động, gia đình và xã hội”, bà Hồng nói.
Tuấn Hiền
Trong thực tế đã chứng minh, khi thực hiện
Quyết định176/HĐBTvàođầunhữngnăm1990,
do sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế
quốc doanh, có khoảng 700.000 lao động nhận
BHXH một lần. Nhiều người trong số họ có cuộc
sống khó khăn vì không có lương hưu.