130
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
(năm 2015); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 20,57% còn 7,06 %;
tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56%. Hàng năm, tỉnh
Thái Nguyên bố trí trên 50 tỷ đông đê thực hiện các
Chương trình, Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp.
Ngoai nguôn vốn cua Trung ương và cua Tinh, môi
năm câp huyên đã co nghi quyêt hỗ trợ cho nông
nghiêp trên 30 tỷ đông.
- Về giao thông: Xây dựng, cải tạo và nâng cấp
đường giao thông nông thôn được 4.075 km (trong
đó xây mới: 1.195 km; cải tạo, nâng cấp: 2.881 km);
đã có 51 xã đạt chuẩn tiêu chí (35,7%), tăng 50 xã so
với năm 2011.
- Về thủy lợi: Xây mới và cải tạo 207,5 km kênh
mương thuỷ lợi do xã quản lý (trong đó xây mới 97,1
km; cải tạo, nâng cấp: 110,4 km); đã có 78 xã đạt chuẩn
tiêu chí (54,5%), tăng 54 xã so với năm 2011.
- Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp 204 trạm điện,
686 km đường điện; 11 điểm bưu điện văn hoá xã; 313
trường học; 75 trạm y tế xã; 77 trụ sở xã; 57 nhà văn
hoá và khu thể thao xã; 498 nhà văn hoá và khu thể
thao xóm; 16 chợ nông thôn; 41 khu xử lý rác thải; 72
công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; 55 công trình
vệ sinh tại các trường học; 28.284 công trình vệ sinh
hộ gia đình.
- Về giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục ở các
cấp học, bậc học: 114 xã đạt tiêu chí trường học (79,7%,
tăng 83 xã so với năm 2011); 107 xã đạt tiêu chí giáo
dục (74,8%, tăng 74 xã so với năm 2011).
- Về y tế: Mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm đầu
tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa
bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở khu vực
nông thôn. Từ năm 2011 đến nay, đã có 93/143 xã
(65%) đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-
2020, 50 xã còn lại đã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai
đoạn 2001 - 2010 (nhưng chưa đạt tiêu chí quốc gia giai
đoạn 2011-2020). Như vậy, tính cả xã đạt chuẩn cũ và
tiêu chí mới, đến nay 143/143 xã đã đạt chuẩn quốc gia
về y tế (năm 2011, có 125/143 xã đạt chuẩn,chiếm 87%);
tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 92%.
- Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa, thể thao quần
chúng được đẩy mạnh và đa dạng hóa, sinh hoạt cộng
đồng đã được quan tâm, từng bước đi vào nề nếp;
Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với
phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng
NTM”, động viên, khơi dậy trong các tầng lớp nhân
dân tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế,
chung sức xây dựng NTM.
- Về môi trường: Chương trình đã tuyên truyền,
vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đoàn thể xóm
như: Đẩy mạnh các phong trào xây dựng “Gia đình 5
không, 3 sạch”; “Nhà sạch, ngõ đẹp”; phong trào “Vệ
sinh môi trường đường làng, ngõ xóm”. Đến nay, có
47 xã (32,9%) đạt tiêu chí về môi trường, tăng 29 xã so
với năm 2011 (18 xã).
Một số vấn đề đặt ra
trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên
Mặc dù đạt được kết quả khá toàn diện nhưng tiến
độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở tỉnh Thái
Nguyên vẫn còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt so với
mục tiêu đề ra (tại Quyết định 1282/QĐ-UBND của
UBND tỉnh); mức độ đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thấp,
nhất là một số hạ tầng thiết yếu như giao thông tỷ lệ
cứng hóa còn thấp và chưa đạt chuẩn về các thông số
kỹ thuật, cơ sở vật chất văn hóa chưa đạt theo chuẩn
quốc gia, tiêu chí môi trường tỷ lệ đạt thấp và kém
bền vững. Cụ thể như về xây dựng đường trục xã, kế
hoạch đặt ra đạt 100%, tuy nhiên kết quả thực hiệnmới
đạt 60,3%; đường trục xóm theo kế hoạch đạt 50%...
Bên cạnh đó, công tác cắm mốc chỉ giới quy hoạch
của các xã còn chậm (mới đạt 44,75%); việc huy động
mọi nguồn lực nhất là đối với các doanh nghiệp và
nhân dân để xây dựng NTM đạt thấp. Thu nhập bình
quân đầu người đạt thấp. Hiện nay, tỉnh có 84 xã đạt
tiêu chí thu nhập, vẫn còn 79 xã đạt tiêu chí hộ nghèo.
Các truyền thống văn hóa tốt đẹp ở nông thôn
chưa được phát huy; một số tệ nạn xã hội chưa có xu
hướng giảm. Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông
thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp
hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao.
Trong khi đó, các xã mới chỉ chú trọng đầu tư xây
dựng hạ tầng, chưa quan tâm hỗ trợ, định hướng
phát triển sản xuất. Trình độ sản xuất của nhiều hộ
nông dân còn thấp, việc áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật còn hạn chế; nhiều địa phương còn lúng
túng trong việc lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất
những sản phẩm phát huy lợi thế. Việc xây dựng kết
cấu hạ tầng và phát triển hình thức tổ chức sản xuất,
tuy đã đạt nhiều kết quả nhưng chưa đáp ứng được
yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên, có thể
kể đến như:
Thứ nhất,
xây dựng NTM là một chương trình mới
Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến hết
năm 2015, số xã đạt 19 tiêu chí của tỉnh Thái
Nguyên là 40 xã, số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (32
xã), số xã từ 10 - 14 tiêu chí (65 xã), số xã từ 6 - 9
tiêu chí (6 xã), không còn xã dưới 5 tiêu chí.