TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 5

4
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
507 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng
ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt
4.434,2 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm
trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và
vốn tăng thêm trong 6 tháng đạt 16.234 triệu USD,
giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm
ước tính đạt 8,37 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng
kỳ năm 2017. Trong 6 tháng năm 2018 còn có 2.749
lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,1 tỷ USD, tăng
82,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 390
lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ
của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 1,4 tỷ USD
và 2.359 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ
phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ
với giá trị 2,7 tỷ USD.
Những thách thức cần giải quyết
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, nền kinh
tế Việt Nam vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm.
Tốc độ tăng GDP trong 2 quý đầu năm 2018 có xu
hướng giảm dần, từ 7,45% của quý I (sau khi đánh
giá lại) đã giảm xuống còn 6,79% của quý II và 7,08%
của 6 tháng. Tuy GDP vẫn ở mức khá nhưng để đạt
được mục tiêu kịch bản tăng trưởng đề ra là 6,7%
thì cần có sự nỗ lực, phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa để
đạt khoảng 6,53% vào quý III và 6,36% vào quý IV.
Mặc dù, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát,
nhưng liên tiếp hai tháng 5 và 6, chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tăng mạnh so với tháng trước đó, tháng
5 là 0,55%, tháng 6 là 0,61% đã đặt ra những lo ngại,
bởi đây là mức tăng cao, nếu tiếp diễn sẽ là thách
thức lớn với mục tiêu CPI bình quân cả năm dưới
4%. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới đã có xu hướng
chững lại, giảm được sức ép lên giá cả, nhưng dự
kiến còn hai đợt giá cả có thể tăng cao là bắt đầu
năm học mới và tháng cuối năm. Ngoài ra, một vấn
đề khác cần quan tâm là phân bổ, giải ngân vốn
GDP 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cuối cùng tăng
7,13% so với cùng kỳ năm 2017; tích lũy tài sản tăng
7,06%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,72%;
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%.
Cùng với đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
6 tháng đầu năm 2018 cũng có chuyển biến tích
cực, ước tính đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16% so với
cùng kỳ năm 2017. Trong đó, khu vực kinh tế trong
nước đạt 33,07 tỷ USD, tăng 19,9%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 80,86 tỷ
USD (chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng
14,5%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng 15,2% so với cùng
kỳ năm 2017.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu
năm 2018 theo giá hiện hành ước tính đạt 747,6
nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm
trước và bằng 32,9% GDP, bao gồm: Vốn khu vực
nhà nước đạt 249,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,4%
tổng vốn và tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước;
khu vực ngoài Nhà nước đạt 308,4 nghìn tỷ đồng,
chiếm 41,3% và tăng 17,5%; khu vực có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đạt 189,4 nghìn tỷ đồng, chiếm
25,3% và tăng 8,5%. Trong vốn đầu tư của khu vực
Nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước thực hiện 6
tháng ước tính đạt 124,2 nghìn tỷ đồng, bằng 36%
kế hoạch năm và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm
trước (cùng kỳ năm 2017 bằng 36,9% và tăng 6,1%),
gồm có: Vốn trung ương quản lý đạt 22,8 nghìn tỷ
đồng, bằng 34,6% kế hoạch năm và giảm 7,6% so
với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương quản lý
đạt 101,4 nghìn tỷ đồng, bằng 36,3% kế hoạch năm
và tăng 14,1%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tính từ đầu
năm đến ngày 20/6/2018 thu hút 1.366 dự án cấp
phép mới với số vốn đăng ký đạt 11.799,8 triệu
USD, tăng 15,5% về số dự án và giảm 0,3% về vốn
đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, có
HÌNH 1: TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM
TRONG NỬA ĐẦU NĂM GIAI ĐOẠN 2011-2018
Nguồn: Tổng cục Thống kê
HÌNH 2: TĂNG TRƯỞNG GDP QUÝ I/2018 VIỆT NAM
SO VỚI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á (%/NĂM)
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam và Trading Economics
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...95
Powered by FlippingBook