TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
5
địa phương. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, tình
trạng chia rẽ các quyền lực khác nhau vẫn còn phổ
biến. Sức ỳ cải cách đã xuất hiện và ngày càng lớn
do đó cần giải pháp đẩy lùi tình trạng này.
Bám sát phương châm “kỷ cương - liêm chính - hành
động - sáng tạo - hiệu quả”
Một trong những vấn đề cần quan tâm trong
6 tháng cuối năm 2018 là tiếp tục bám sát các giải
pháp cơ bản đã đề ra trong Nghị quyết số 01/
NQ-CP và các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, bám sát phương
châm “kỷ cương - liêm chính - hành động - sáng
tạo - hiệu quả” trong mọi nhiệm vụ, giải pháp và
hành động. Các cấp, các ngành cần thực hiện tốt
hơn, quyết liệt hơn các giải pháp đã được Chính
phủ đề ra. Theo đó, cần phối hợp chặt chẽ, điều
hành linh hoạt, thực hiện đồng bộ các giải pháp
nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát
lạm phát, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng trong năm
2018 theo kịch bản điều hành đã đề ra. Tổ chức
tốt công tác theo dõi, giám sát định kỳ và thường
xuyên nắm chắc tình hình diễn biến của kinh tế
thế giới và trong nước, thúc đẩy phát triển nhanh
những lĩnh vực chủ chốt, những dự án lớn, động
lực của tăng trưởng kinh tế, kịp thời đề ra những
điều chỉnh cần thiết khi có sự thay đổi lớn.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền
kinh tế, cơ cấu lại các ngành lĩnh vực, trong đó đẩy
mạnh phát triển về chất lượng nhằm tăng khả năng
chống chịu của nền kinh tế trước những biến động
khó lường của kinh tế và thương mại thế giới. Đẩy
nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong đó
tập trung hoàn thành sớm các công trình, dự án có
ý nghĩa nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh
tế, các dự án trọng. Đồng thời, tiếp tục thực hiện
tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với
người có công với cách mạng, giải quyết kịp thời,
hiệu quả các vấn đề nóng của xã hội nhằm củng cố
niềm tin của xã hội, ổn định và bảo đảm trật tự, an
ninh, an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác thông
tin, truyền thông, củng cố niềm tin của cả hệ thống,
doanh nghiệp, nhân dân, nhất là trong những dịp
tổ chức sự kiện chính trị quan trọng của đất nước
như Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV...
Tháo gỡ các “nút thắt”, tăng cường tính liên kết
giữa doanh nghiệp
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang ngày
một trưởng thành, đông thêm về số lượng, mạnh
đầu tư công chậm, hiện mới đạt gần 33% dự toán
năm. So với năm cùng kỳ năm 2017, kết quả giải
ngân 6 tháng đầu năm 2018 có tốt hơn nhưng đây
vẫn chưa đạt kế hoạch đặt ra.
Phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng,
tình hình kinh tế, thương mại thế giới 6 tháng cuối
năm có dấu hiệu tăng chậm; đồng thời kinh tế thế
giới cũng sẽ không duy trì được đà tăng trưởng
khá vào năm 2019, tác động rất lớn đối với các
nước đang phát triển, nước xuất khẩu lớn, trong
đó có Việt Nam. Một số chuyên gia kinh tế cảnh
báo, hiện nay tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam
khá ổn định và vững chắc là một thuận lợi nhưng
cần hết sức lưu ý về “chu kỳ kinh tế 10 năm” với
những diễn biến kinh tế bất lợi như từng xảy ra
trong giai đoạn 2008-2009. Cùng với đó, mối liên
kết giữa các doanh nghiệp còn lỏng lẻo, đặt biệt là
giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
với các doanh nghiệp trong nước. Do đó, chưa tạo
được sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy kinh tế đất
nước phát triển...
Gỡ “nút thắt”, tạo sức bật cho nền kinh tế
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, kinh tế
Việt Nam năm 2018 sẽ tăng hơn 6,8%, lạm phát vẫn
giữ được 4%. Đồng thuận với dự báo trên, Hãng
xếp hạng tín nhiệm Fitch cũng đưa ra những nhận
định khá tích cực, Việt Nam là nước tăng trưởng
nhanh nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương
trong năm 2018... Đó là nhận định, phân tích khách
quan nhưng có thành hiện thực hay không còn phụ
thuộc vào nội tại nền kinh tế, đặc biệt là sự quyết
tâm vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp, các
ngành trong việc tận dụng thời cơ, lợi thế và khắc
phục, tháo gỡ khó khăn để phát triển. Cụ thể như:
Loại bỏ sức ỳ cho nền kinh tế
Thực tế hiện nay, sức ỳ của nền kinh tế vẫn còn
rất lớn, nguyên nhân cơ bản là do chúng ta chưa
tuân thủ đúng tinh thần kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; Kỷ cương không thực
hiện nghiêm túc; Tham nhũng, tiêu cực kéo dài...
Những tồn tại này cần sớm được loại bỏ để tạo sức
bật cho nền kinh tế.
Theo đó, các bộ, ngành và địa phương cần tiếp
tục loại bỏ các thủ tục kinh doanh vô lý, không cần
thiết với tiến độ nhanh hơn, phát hiện và ngăn chặn
nguy cơ xuất hiện những điều kiện kinh doanh mới
núp bóng các thể chế chính sách pháp luật mới ban
hành. Dù trong hai năm qua, môi trường kinh doanh
liên tục được cải thiện, nhưng mức độ quyết liệt, cải
cách thực chất chưa đồng đều giữa các bộ, ngành và