TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 7

6
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
hội từng bước tham gia vào chuỗi giá trị. Trong khi
đó, doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực đổi mới
tư duy quản lý theo hướng hiện đại, tiếp cận công
nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng và trình độ lao
động, tăng năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm
và năng lực cạnh tranh. Đồng hành cùng với doanh
nghiệp, Chính phủ nên có các biện pháp thiết thực
nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ cho sự liên kết giữa
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI
một cách hiệu quả và dễ tiếp cận.
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa của Việt Nam cần được hỗ trợ hơn nữa để
tham gia hội nhập sâu hơn, có khả năng vượt qua
những rào cản cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp
Việt Nam cần có trình độ quản lý ở cấp độ quốc tế,
cần có những hoạt động về công nghệ cũng như kế
hoạch đảm bảo hoạt động của họ. Muốn làm được
điều này, cần có những chính sách tích cực để hỗ trợ
cho các doanh nghiệp trong nước. Cùng với đó, các
doanh nghiệp đó cũng cần phải tính tới việc làm sao
cân bằng hiệu quả chi phí sản xuất, nâng cao tính
cạnh tranh trong thị trường toàn cầu hiện nay. Việt
Nam cần tăng cường thực hiện hỗ trợ tài chính cho
các doanh nghiệp; cần có sự kết nối giữa các doanh
nghiệp Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực.
Ngoài ra, để tăng cường sự liên kết giữa doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài cũng như phát
huy hiệu quả của mối liên kết này, cần có giải pháp
đột phá để cải thiện và thu hẹp khoảng cách về
trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp FDI, thông qua cung ứng
dịch vụ tư vấn công nghệ, vận hành quỹ phát
triển công nghệ, sử dụng các chính sách về thuế,
tài chính để khuyến khích đầu tư công nghệ cao...
Song, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, bản thân
các doanh nghiệp trong nước cũng phải chủ động
vươn lên, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng
được những yêu cầu, tiêu chuẩn kết nối của doanh
nghiệp FDI.
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu
năm 2018;
2. Chính phủ, Tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2018;
3. Chính phủ, Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình kinh tế - xã
hội 6 tháng đầu năm 2018, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm;
4. GDP 6 tháng tăng cao nhất 7 năm: Vui nhưng không nên vội mừng?!
-
nen-voi-mung-20180702084145158.chn
5. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm cao: Thách thức còn ở phía trước.
-
thuc-con-o-phia-truoc-319893.html.
lên về tiềm lực và là động lực quan trọng góp phần
đưa nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở
mức cao trong thời gian qua. Tuy nhiên, khả năng
liên kết giữa hai khối doanh nghiệp này vẫn còn
những hạn chế. Để có một nền kinh tế đủ sức tham
gia vào các chuỗi giá trị của khu vực và thế giới,
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước
ngoài cần có sự phát triển đồng đều liên kết chặt
chẽ với nhau tạo thành khối thống nhất.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, đã có 128
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với
khoảng 26.000 dự án FDI, tổng lượng vốn đăng ký
326 tỷ USD. Khu vực FDI ngày càng khẳng định
vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam,
đóng góp khoảng 25% vốn đầu tư toàn xã hội và
khoảng 20% GDP, đóng góp 72,6% tổng kim ngạch
xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho 3,6 triệu lao
động trực tiếp và cho 5 - 6 triệu lao động gián tiếp.
Doanh nghiệp FDI đã có những hiệu ứng lan tỏa
đối với các lĩnh vực của nền kinh tế, thông qua việc
tiếp cận công nghệ tiên tiến và chuẩn mực quốc tế
trong quản trị doanh nghiệp, phát triển kỹ năng của
lực lượng lao động, cũng như tạo ra nhiều việc làm
trong các lĩnh vực của nền kinh tế… Tuy nhiên, sự
liên kết giữa khu vực FDI với khu vực doanh nghiệp
trong nước cùng tham gia chuỗi giá trị chưa đạt như
kỳ vọng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và
hoạt động chuyển giao công nghệ còn ở mức thấp.
Vấn đề mấu chốt là khoa học công nghệ, các
chỉ số liên quan đến khả năng hấp thụ công nghệ,
khả năng nắm giữ công nghệ, phát triển công nghệ
của các doanh nghiệp Việt Nam đang còn hạn chế
nên chưa đủ tiêu chuẩn và khả năng để kết nối
với doanh nghiệp FDI. Hai khối doanh nghiệp này
đang có sự chênh lệch. Khối doanh nghiệp FDI có
khả năng công nghệ khác với doanh nghiệp trong
nước nên chưa có được sự liên kết. Doanh nghiệp
FDI nên tạo động lực lan tỏa và kết nối được với
doanh nghiệp trong nước thúc đẩy doanh nghiệp
trong nước phát triển thì nền kinh tế Việt Nam mới
tự chủ và phát triển một cách bền vững được. Đây
là vấn đề đang đặt ra với nền kinh tế Việt Nam.
Để có được sự liên kết hiệu quả giữa 2 khối
doanh nghiệp, các doanh nghiệp FDI cần chủ động
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ
Đến hết tháng 6/2018, tổng thu cân đối ngân
sách nhà nước ước đạt 651.720 tỷ đồng, bằng
49,4% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm
2017. Hầu hết các tỉnh, thành phố kinh tế trọng
điểm đều tăng thu ngân sách so với cùng kỳ.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...95
Powered by FlippingBook