TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 10

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
9
văn bản dưới luật của nhiều cơ quan. Điển hình
như Chương trình hỗ trợ phát triển khu vực kinh
tế tư nhân của Nhật Bản (1998), Chương trình
hỗ trợ cải cách DN nhà nước và hỗ trợ quản trị
công ty (Ngân hàng Phát triển châu Á, 2010-2015),
Chương trình cải cách đầu tư công của Ngân hàng
thế giới (PIR, 2012)…
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
quản trị cho vay lại vốn ODA
Hiệu quả hoạt động cho vay lại vốn ODA của
TCTD phải được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu phản
ánh tăng trưởng: (i) Mức độ tăng trưởng quy mô
cho vay lại vốn ODA; (ii) Chỉ tiêu đánh giá công tác
quản lý nợ cho vay lại; (iii) Chỉ tiêu đánh giá rủi ro
cho vay lại vốn ODA.
Một là,
mức độ tăng trưởng quy mô cho vay lại
vốn ODA.
Quy mô cho vay lại vốn ODA phản ánh năng lực
và sự mở rộng hoạt động của TCTD trong việc thực
hiện nghiệp vụ cho vay lại vốn ODA. Tăng trưởng
quy mô cho vay lại cũng nhằm khẳng định uy tín
của TCTD với Nhà nước, góp phần nâng cao uy
tín của Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế. Tăng
trưởng quy mô cho vay lại cũng giúp các TCTD có
được khoản lợi nhuận từ việc thu phí quản lý cho
vay lại và quản lý quỹ dự phòng rủi ro cho vay lại.
Tăng trưởng
quy mô cho vay
lại vốn ODA
=
Tổng vốn ODA cho vay lại kỳ này
x 100%
Tổng vốn ODA cho vay lại kỳ trước
Tăng trưởng quy mô còn được xem xét trên
cả số lượng nhà tài trợ quốc tế tài trợ vốn ODA
cho TCTD.
Hai là,
nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý
nợ cho vay lại vốn ODA.
Quản lý nợ có vai trò quan trọng quyết định
đến chất lượng hoạt động cho vay lại và sự phát
triển của TCTD. Hiệu quả công tác quản lý nợ cho
vay lại vốn ODA được đánh giá dựa trên các chỉ
tiêu như tỷ lệ thu hồi nợ; tỷ trọng các loại nợ cho
vay lại; tỷ lệ vốn ODA cho vay lại được khoanh
nợ và xóa nợ.
- Tỷ lệ thu hồi nợ cho biết, mức độ thu hồi các
khoản cho vay lại vốn ODA từ bên đi vay. Đây cũng
là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của
các chương trình, dự án được đầu tư bằng nguồn
vốn ODA. Mức độ thu hồi nợ cho vay lại cũng là
cơ sở để Chính phủ hoàn trả nợ vay nước ngoài và
khẳng định uy tín của quốc gia đối với nhà tài trợ.
Chỉ tiêu này được xác định:
lên mạnh mẽ bên cạnh vốn ODA cho vay lại được
giải ngân. Có thể dẫn chứng năm 2011 vốn ODA
giải ngân đạt 3.650 triệu USD, thu hút FDI thực hiện
gần 11.000 triệu USD. Đến năm 2015, vốn ODA giải
ngân đạt 4.682 triệu USD đã thu hút FDI thực hiện
đạt hơn 14.500 triệu USD.
Thứ tư,
hiệu quả vốn ODA cho vay lại với phát
triển nhân lực và công nghệ.
Nguồn vốn ODA cung ứng các khoản hỗ trợ kỹ
thuật và đào tạo nguồn nhân lực quan trọng. Những
lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước
nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo
chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Thông qua
các dự án ODA, các nhà tài trợ có những hoạt động
nhằm giúp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học
công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nhờ đó đội
ngũ cán bộ ở các ngành, các lĩnh vực đã được đào
tạo và đào tạo lại để thích ứng với những yêu cầu
đổi mới. Một lượng lớn vốn ODA được các nhà tài
trợ ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục và
đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
lĩnh vực này.
Thứ năm,
hiệu quả vốn ODA cho vay lại với xóa
đói giảm nghèo.
Xoá đói nghèo là một trong những tôn chỉ đầu
tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình
thành ODA. Dựa trên những kết quả phân tích
mối quan hệ tăng vốn ODA và tăng GDP và giảm
đói nghèo ở một số nước đang phát triển cho thấy:
Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một
lượng bằng 1% GDP sẽ giúp giảm 1% đói nghèo, và
giảm 0,9% tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Tại Việt Nam, nguồn vốn ODA đã có những
đóng góp quan trọng cho sự thành công của một số
chương trình quốc gia Chương trình dân số và phát
triển, tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng trẻ em...
nhờ đó mà chỉ số phát triển con người (HDI) cũng
như chỉ số phát triển quốc gia của Việt Nam dần
được cải thiện. Theo đó, chỉ số HDI đã tăng từ 0,574
(năm 2010) lên 0,666 (năm 2015). Điều này phản ánh
những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực phát
triển con người chủ chốt như mức sống, y tế, lưới
điện, nước sạch và giáo dục...
Thứ sáu,
hiệu quả vốn ODA cho vay lại với cải
thiện thể chế quản lý nhà nước.
Nguồn vốn ODA giúp Việt Nam tăng cường
năng lực thể chế quản lý nhà nước thông qua các
chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách
pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính
sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc
tế. Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ nguồn lực trong
việc nghiên cứu và xây dựng nhiều luật và các
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...95
Powered by FlippingBook