12
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Cac bên co liên quan muôn tiêp cân đươc thông
tin đê ra quyêt đinh đâu tư chi co thê dưa vao cac
BCTC, bao cao thương niên hoăc cac thông tin đươc
công bô rông rai theo quy đinh cua Ngân hang Nha
nươc. Tuy nhiên, mức độ minh bạch cua thông tin
chi đươc đam bao ơ mưc đô nhât đinh va nêu KSNB
hiêu qua thi đô tin cây của thông tin se cao hơn
trong trương hơp KSNB yêu kem. Nhưng rui ro vê
mưc đô gian lân, sai sot hoăc thông đông… vân luôn
xay ra (Rittenberg va Schwieger, 2001). COSO (1992)
định nghĩa, KSNB là quá trình bị ảnh hưởng bởi hội
đồng quản trị (HĐQT), Ban giám đốc và các nhân
viên khác của tổ chức được thiết kế để cung cấp sự
đảm bảo hợp lý về hiệu quả hoạt động, BCTC đáng
tin cậy và tuân thủ pháp luật và các quy định.
Áp dụng vào mô hình nghiên cứu: Theo lý thuyết
ủy nhiệm, trong phần lớn các DN hoạt động có quy
mô lớn, các mâu thuẫn giữa bên ủy nhiệm và bên
được ủy nhiệm là rất đáng kể vì người điều hành DN
thường chỉ sở hữu một phần rất nhỏ cổ phần. Do đó,
để hạn chế chi phí ủy nhiệm, người điều hành cần
phải công bố thông tin nhiều hơn đến các cổ đông.
Như vậy, lý thuyết ủy nhiệm đã góp phần giải thích
ảnh hưởng của nhân tố quy mô đến việc công bố
thông tin. Để góp phần hạn chế mâu thuẫn và xung
đột lợi ích giữa người chủ và người quản lý DN cũng
như giúp cho thông tin được minh bạch và đáng tin
cậy hơn thì hoạt động kiểm toán độc lập sẽ đóng vai
trò quan trọng trong điều tiết mối quan hệ này.
Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định
Xuất phát từ dòng nghiên cứu chuẩn tắc về kế
toán từ những năm 1950-1970, các khuôn mẫu lý
thuyết kế toán đã được xây dựng và ban hành từ bởi
các tổ chức lập quy về kế toán và trở thành nền tảng
của hệ thống kế toán tài chính hiện nay trên thế giới.
Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định
xuất phát từ mục tiêu của kế toán là cung cấp thông
tin hữu ích cho người sử dụng để đưa ra quyết định
kinh tế (Staubus, 2000). Trên cơ sở đó, các đặc điểm
chất lượng của BCTC được xác định. Trước hết,
BCTC cần bao gồm các thông tin thích hợp, nghĩa
là các thông tin có thể giúp người sử dụng đánh
giá được quá khứ và dự đoán tương lai của DN.
Không những vậy, các thông tin này cần thể hiện
trung thực tình hình DN, nghĩa là đúng bản chất của
các hiện tượng kinh tế.
Áp dụng vào vấn đề công bố BCTC: Lý thuyết
này yêu cầu BCTC phải cung cấp các thông tin cần
thiết và kịp thời cho việc ra quyết định của người sử
dụng, trong đó bao gồm hai đối tượng chính là nhà
đầu tư và chủ nợ.
phải công bố BCTC theo quy định của pháp luật.
Theo Karim và Ahmed (2005), “tính kịp thời” của
việc lập BCTC coi như một hàm số của các biến liên
quan đến kiểm toán viên và đơn vị lập BCTC được
kiểm toán bao gồm: (i) Thời gian cần để hoàn thành
kiểm toán BCTC; (ii) Quyết định của Ban giám đốc
về việc công bố BCTC; (iii) Yêu cầu pháp lý về số
ngày tối thiểu giữa ngày tổ chức đại hội cổ đông
thường niên và ngày thông báo về thời điểm tổ chức
đại hội thường niên; (iv) Các yếu tố hỗ trợ khác như
tính sẵn sàng của thời điểm hay địa điểm tổ chức
đại hội thường niên.
Theo nghiên cứu Joshi (2005), Karim và cộng sự
(2006), “tính kịp thời” của việc lập BCTC chịu ảnh
hưởng của 2 nhóm nhân tố bên ngoài (quy định
pháp lý, đối thủ cạnh tranh) và nhân tố bên trong
(như các đặc điểm của công ty) và bao gồm 3 loại:
Tính kịp thời của hoạt động kiểm toán; Tính kịp thời
của việc công bố báo cáo; Tính kịp thời chung.
Trong nghiên cứu này, “tính kịp thời” được hiểu
như là tính kịp thời của hoạt động kiểm toán độc lập
BCTC và được đo lường bằng số ngày kể từ ngày
kết thúc niên độ tài chính theo quy định của pháp
luật về kế toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán.
Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết đại diện
Lý thuyết đai diên được công nhận bơi Jensen và
Meckling (1976) và sau đó là Fama và Jensen (1983).
Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy
nhiệm và bên được ủy nhiệm, trong đó bên được ủy
nhiệm thay mặt bên ủy nhiệm để quản lý DN, thực
hiện các công việc được ủy nhiệm. Theo Letza va công
sư (2008), các nhà quản lý chỉ hành động vi muc tiêu
tối đa hóa giá trị của cổ đông nếu nó không mâu thuẫn
với lợi ích cá nhân của họ. Trong hoat động quan ly
cua minh, cac nha quan ly se tim kiêm cac nguôn huy
đông, cho vay va tìm cách vận dụng chính sách kế
toán khi lập BCTC có lợi nhất cho ngân hang khi ngân
hang gần đến tình trạng vi phạm hợp đồng vay nhăm
lam “đep” BCTC, thu hut nguôn đâu tư cua cac bên
co liên quan cung như đam bao lơi ich ca nhân riêng
cua ho. Đê ngăn chặn tình trạng này, cac DN cân thiết
kế và thưc thi hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) chăt
che nhằm giảm thiểu những tổn thất va rui ro xay ra
trong DN (sai sót, gian lận), từ đó giúp cho hoạt động
của DN được tốt, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được
hạch toán đầy đủ, chính xác, các chứng từ được xử lý
và bảo quản đúng quy định. Đồng thời, những vấn đề
liên quan đến sai sót, gian lận hoặc thông đồng xảy ra
trong DN cũng sẽ được hạn chế.