Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 12-2015 - page 10

12
THÁO GỠ NHỮNG “NÚT THẮT”, THÚC ĐẨY TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
cấu đòi hỏi tiến hành tái cơ cấu DN trước – một
giai đoạn cần thiết trước khi CPH, cần dành thời
gian cho tái cơ cấu DN thay vì chạy theo tiến độ,
hoàn thành CPH ngay. Nghĩa là không phải chỉ
là hoàn thành CPH, đăng ký DN thành công ty
cổ phần mà chủ yếu ở việc cải thiện quản trị DN,
hiện đại hoá DN để tăng sức cạnh tranh.
Thứ ba,
cần xây dựng luật về CPH DNNN.
Việc làm này cần thiết phải triển khai thực
hiện, bởi vì CPH DNNN là vấn đề lớn, làm thay
đổi sở hữu nhà nước tại DNNN, thay đổi vị trí
của kinh tế nhà nước trong phạm vi ngành và
nền kinh tế.
Ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, CPH chỉ
thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật
(nghị định, nghị quyết, quyết định của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thông tư của các
bộ, ngành), chưa có đạo luật quy định khung hay
quy định chi tiết về CPH DNNN.
Trong khi đó, việc đầu tư, sử dụng vốn thành
lập, tổ chức, quản lý DNNN hay DN có vốn nhà
nước đã được quy định trong một số luật ban
hành kể cả trước kia và gần đây. Cụ thể, việc
đầu tư, sử dụng vốn nhà nước đã được chế định
trong Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu
tư vào sản xuất kinh doanh tại DN (năm 2014);
việc tổ chức, quản lý DN 100% vốn nhà nước -
trong Luật DNNN (năm 1995, 2003), Luật DN
(năm 1999, 2005, 2014); việc phá sản DNNN và
DN có vốn nhà nước - trong Luật Phá sản (năm
1993, 2004). Ngược lại, việc CPH hay thoái vốn
nhà nước – hoạt động này cần xử lý nhiều vấn
đề, liên quan đến vốn, tài sản, cán bộ quản lý,
người lao động… đối diện với những rủi ro, thất
thoát vốn, tài sản nhà nước, có thể ảnh hưởng
đến khu vực kinh tế nhà nước, ngành, lĩnh vực
chiến lược… lại chưa có luật quy định. Vì vậy,
việc ban hành luật về CPH DNNN là cần thiết để
tạo nền tảng pháp lý cao hơn, vững chắc hơn cho
hoạt động CPH của các DN quy mô lớn và DN
trong các ngành đặc thù liên quan đến đất đai
như nông lâm trường, an ninh, quốc phòng và
thực hiện thoái vốn nhà nước tại các DN.
Thứ tư,
thay đổi quan điểm và cách tiếp cận
CPH trong tái cơ cấu DNNN.
Cách tiếp cận cơ cấu lại DNNN và CPH là
chuyển mạnh sang áp dụng các biện pháp tái cấu
trúc có tính thị trường nhưng cũng nên sử dụng
quyền lực của chủ sở hữu một cách đúng đắn và
minh triết. Đó là, thực hiện các biện pháp tạo lập,
kích thích, nuôi dưỡng, phát triển những yếu tố
thị. Đồng thời, tạo sức ép hành chính đối với cán
có tính thời gian, có tính giai đoạn. Khi có sự mở
cửa, hội nhập, có sự cạnh tranh sòng phẳng và
minh bạch giữa các khu vực kinh tế thì vai trò đó
của kinh tế nhà nước, của DNNN buộc phải xem
xét lại, có thể trở thành không quan trọng. Đối
với những ngành, lĩnh vực hay những DNNN
không quan trọng, trong bối cảnh nghị quyết của
Đảng (Đại hội X, XI) coi kinh tế tư nhân là động
lực của nền kinh tế thì cần khẳng định đích cuối
cùng của cổ phần hoá DNNN là tư nhân hoá,
nghĩa là mọi sở hữu đối với vốn và tài sản của
DN đều thuộc về tư nhân.
Nhà nước có chính sách bán cổ phần ưu đãi
cho người lao động ở giai đoạn bắt đầu CPH (sơ
cấp) nhưng Nhà nước cũng cần chấp nhận thực
tế là việc giữ lại hay bán đi cổ phần là quyền của
người lao động. Ở giai đoạn sau CPH (thứ cấp)
thì việc chuyển nhượng cổ phần hay thâu tóm cổ
phần là thuộc quyền của các cổ đông, miễn là họ
tuân thủ pháp luật và điều lệ, và không vi phạm
các quy định về cạnh tranh và chống độc quyền.
Nguyên tắc quan trọng cần giữ là: Trong từng
giai đoạn, ở từng thời kỳ, một khi đã xác định
được những ngành, lĩnh vực quan trọng, DNNN
quan trọng (bất kể đó là DN do Nhà nước giữ
100% vốn hay chi phối) thì sự tăng hay giảm tỷ lệ
vốn nhà nước, cần được xem xét cẩn trọng ở cấp
cao nhất, mà theo kinh nghiệm của nhiều nước là
thuộc quyền quyết định của Quốc hội.
Thứ hai,
không nên chạy theo tiến độ CPH
bằng mọi giá.
Kế hoạch 2 năm 2014-2015 đưa ra phải CPH
432 DNNN. Năm 2014 đã CPH 143 DN. Số còn lại
của năm 2015 là 289 DN, trong đó có khá nhiều
TCT, kể cả TĐKT. Số DN CPH bình quân 1 năm
giai đoạn 2011-2012, 2011-2013, 2011-2014 lần
lượt là 12 DN, 33 DN, 60 DN. Trong khi, số DN
CPH năm 2015 là 289 DN, cao hơn rất nhiều so
với bình quân năm ở các giai đoạn này. Trong bối
cảnh kinh tế suy thoái và mới dần chuyển sang
phục hồi thì kế hoạch CPH này là rất tham vọng
cả về con số DN CPH và tiến độ thực hiện.
Có một số lý do để có thể xem xét lại kế hoạch
và tiến độ CPH năm 2015 là số lượng DN đưa
vào kế hoạch CPH năm 2015 cao hơn rất nhiều so
với trung bình hàng năm của giai đoạn 2011-2014
khi kinh tế suy thoái mạnh và chỉ mới bắt đầu
phục hồi chậm. Nhìn từ số liệu DN CPH trong
3 năm 2011-2013 cho thấy, kinh tế suy giảm sâu
đã ảnh hưởng rất lớn đến cầu của nền kinh tế,
từ đó đã ảnh hưởng đến số lượng cổ phần IPO
bán ra từ các DN CPH. CPH trong bối cảnh tái cơ
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...74
Powered by FlippingBook