Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 12-2015 - page 4

6
THÁO GỠ NHỮNG “NÚT THẮT”, THÚC ĐẨY TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
THỰC TRẠNGTÁI CƠ CẤUDOANHNGHIỆPNHÀNƯỚC
VÀMỘT SỐVẤNĐỀ ĐẶT RA
ThS. PHAN THỊ THÙY LINH
Nhìn lại quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua có thể thấy, mặc
dù tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những kết quả khả quan, song
những kết quả này vẫn chưa tạo sự chuyển biến về chất trong cơ cấu tổ chức quản lý điều
hành, quản lý tài chính cũng như chất lượng lao động của doanh nghiệp nhà nước. Để quá
trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đạt được kết quả như mong muốn, cần có sự đánh
giá khách quan về tình hình thực hiện và nhìn nhận các vấn đề còn tồn tại, từ đó có giải
pháp thực hiện.
Mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN),
trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
là một trong 3 trụ cột chính của mục tiêu tái cấu
trúc nền kinh tế đã được cụ thể hóa tại Hội nghị
lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương khóa XI.
Mục tiêu của tái cơ cấu DNNN nhằm xây dựng
các DNNN có cơ cấu sở hữu hợp lý, tập trung vào
những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế,
có khả năng góp phần điều tiết nền kinh tế và ổn
định kinh tế vĩ mô, có sức cạnh tranh được tăng
cường, chỉ tiêu sản xuất kinh doanh ổn định và
tăng trưởng.
Nội dung trọng tâm của quá trình tái cơ cấu
DNNN tập trung vào 5 nhóm vấn đề cụ thể: (i)
Định vị lại vai trò và thu hẹp phạm vị kinh doanh,
hoạt động của DNNN; (ii) Thực hiện nghiêm pháp
luật, kỷ cương hành chính nhà nước và kỷ luật
thị trường, đổi mới cơ chế khuyến khích, khen
thưởng, bảo đảm DNNN hoạt động theo cơ chế
thị trường và cạnh tranh bình đẳng như các DN
thuộc các thành phần kinh tế khác; (iii) Đẩy mạnh
quá trình cổ phần hóa (CPH), đa dạng hóa sở
hữu DNNN, giảm dần tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại
những DNNN thuộc những ngành, lĩnh vực Nhà
nước không cần nắm giữ 100% sở hữu; (iv) Thực
hiện tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước theo hướng điều chỉnh lại danh mục đầu
tư và ngành nghề kinh doanh, tập trung vào các
ngành nghề kinh doanh chính; đẩy việc thoái vốn
nhà nước theo cơ chế thị trường ở những ngành
không phải/không trực tiếp liên quan tới lĩnh vực
kinh doanh chính hoặc Nhà nước không cần nắm
giữ cổ phần chi phối; (v) Đổi mới, nghiên cứu,
phát triển và tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản
trị và kiểm soát nội bộ hiện đại theo thông lệ tốt
của kinh tế thị trường đối với các DNNN, các tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu DNNN có hiệu
quả, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong
thời gian qua đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các biện
pháp đối với nhiệm vụ này: (i) xây dựng, hoàn thiện
và ban hành thể chế, cơ chế chính sách về sắp xếp,
CPH; đổi mới tổ chức quản lý, hoàn thiện cơ chế
đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước; nâng cao hiệu
quả hoạt động và hoàn thiện các cơ chế nội bộ của
DNNN; xác định vai trò, trách nhiệm của Hội đồng
thành viên và Ban điều hành; tăng cường cơ chế
công bố thông tin, công khai, minh bạch tài chính;
(ii) xây dựng, ban hành, triển khai, chỉ đạo thực hiện
kế hoạch tái cơ cấu DNNN từng giai đoạn, từng
năm, trong đó đặt mục tiêu CPH 432 DN giai đoạn
2014 - 2015; (iii) Xây dựng tiêu chí, danh mục phân
loại DNNN, rà soát bổ sung DN cần CPH, thoái vốn
nhà nước qua các năm; xây dựng Phương án tổng
thể sắp xếp DNNN giai đoạn 2016 – 2020; (iv) Ban
hành cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả
hoạt động của các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền,
nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...74
Powered by FlippingBook