Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 12-2015 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2015
11
hoảng kinh tế, khiến TTCK diễn biến bất lợi, tác
động lên các phiên IPO. Bên cạnh đó, một số cơ
chế chính sách theo thời gian đã trở nên lạc hậu,
những người đứng đầu bộ, ngành, DN lại e dè,
chưa quyết liệt thực hiện khiến quá trình CPH bị
chậm lại. Hơn nữa, trong những năm này Chính
phủ và các bộ, ngành tập trung nhiều nỗ lực vào
điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, vì thế cũng ảnh
hưởng đến các nỗ lực thực hiện CPH.
Bên cạnh đó, thách thức đặt ra về việc mục
tiêu chất lượng, về chiều sâu của tái cơ cấu thông
qua CPH cũng đặt ra không ít khó khăn cho tiến
trình. Đó là, chuyển từ CPH theo chiều rộng - lấy
số lượng DN hoàn thành CPH là mục tiêu, sang
CPH theo chiều sâu – kết hợp CPH với tái cơ cấu
DN sau CPH (kể cả tái cơ cấu trước khi CPH nếu
cần), lấy chất lượng là mục tiêu…
Nhìn chung, quá trình CPH được đánh giá
là đã tạo ra nhiều tác động tích cực đối với DN
CPH và toàn bộ khu vực DNNN. Đối với DN,
CPH đem lại tính năng động, tích cực hơn trong
quản trị, điều hành, nâng cao năng suất, hiệu quả
hoạt động. Đối với khu vực DNNN, CPH cùng
với các biện pháp khác dẫn đến giảm đáng kể số
lượng DN 100% vốn nhà nước, từ trên 12 nghìn
DNNN đầu những năm 1990 xuống còn 909 DN
đến hết năm 2013 (chưa kể nông, lâm trường
quốc doanh). Nhờ đó, thu hẹp ảnh hưởng của
khu vực DNNN; phân bổ lại nguồn lực của nền
kinh tế; chuyển dịch một số nguồn lực từ khu
vực DNNN, như tài chính, tín dụng, nhân lực,
đất đai… sang khu vực DN tư nhân trong nước
và khu vực DN FDI để sử dụng có hiệu suất, hiệu
quả hơn. Thông qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy
sự tham gia của 2 khu vực kinh tế tư nhân trong
nước và đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh
tế đất nước.
Đề xuất, kiến nghị
Thứ nhất,
đổi mới nhận thức về cổ phần hoá
và tư nhân hoá.
Ngành, lĩnh vực quan trọng, DNNN quan
trọng (bất kể đó là DN do Nhà nước giữ 100%
vốn hay chi phối) đối với kinh tế nhà nước chỉ
đẩy CPH ở những năm đầu của giai đoạn này.
Tuy nhiên, ở những năm tiếp theo của giai
đoạn này tốc độ CPH đã chững lại và giảm mạnh.
Số lượng DNNN và bộ phận DNNN được CPH
trong 5 năm 2007 - 2011 là 388 DN, tính bình
quân 1 năm là 78 DN, thấp hơn nhiều so với bình
quân 4 năm đầu đẩy mạnh CPH 1999-2002 (bình
quân 1 năm là 227 DN) và thấp hơn rất nhiều so
với 4 năm CPH mạnh mẽ nhất 2003-2006 (bình
quân 1 năm là 662 DN). Đến năm 2011 (trước khi
chuyển sang giai đoạn tái cơ cấu DNNN theo
Nghị quyết Trung ương ba Khoá XI) tổng số có
3.976 DNNN và bộ phận DNNN đã hoàn thành
CPH và chuyển sang hoạt động theo hình thức
công ty cổ phần.
Giai đoạn thực hiện CPH nhằm thúc đẩy tái
cơ cấu DNNN từ năm 2012 đến nay. Giai đoạn
triển khai thực hiện một trong ba nội dung quan
trọng của Nghị quyết Trung ương ba khoá XI là
tái cơ cấu DNNN và thực hiện Quyết định 929/
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011-2015 (trọng
tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty).
Kết quả sau 5 năm triển khai cho thấy, hiệu
quả hoạt động, sức cạnh tranh của DNNN đã có
nhiều cải thiện, vốn chủ sở hữu tăng; tỷ suất lợi
nhuận trên vốn và doanh thu đạt 10 - 15%, nộp
ngân sách nhà nước tăng 27%/năm, đóng góp
khoảng 30% thu ngân sách nhà nước, 32% GDP…
Riêng tổng tài sản của DNNN năm 2015 tăng
26% so với năm 2010, vốn chủ sở hữu tăng 57%,
lợi nhuận trước thuế tăng 16%. Sau một năm
CPH, vốn điều lệ bình quân của 2.400 DN cũng
tăng 68%, lợi nhuận sau thuế tăng 100%, nộp
ngân sách tăng 47%. Chính phủ cũng đã hoàn
thiện danh mục những ngành, lĩnh vực Nhà
nước sẽ nắm giữ trên 75%, từ 67-75%, dưới 65%
vốn điều lệ hoặc không giữ vốn sau khi CPH, tạo
cơ sở cho quá trình thoái vốn Nhà nước diễn ra
nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu hiện nay vẫn
còn nhiều “ngổn ngang”, tiến độ CPH DN chậm
so với kế hoạch đề ra. Theo mục tiêu của Chính
phủ, trong năm 2015, cả nước phải CPH 289 DN,
nhưng 8 tháng đầu năm, mới có 95 DN thực hiện.
Tổng chung đến tháng 9/2015, 340 DN được CPH,
hoàn thành 64% kế hoạch 2011 - 2015. Thoái vốn
Nhà nước đến nay đạt 8.390 tỷ đồng, so với hơn
23.700 tỷ đồng “đọng” lại trong các lĩnh vực bất
động sản, tài chính, ngân hàng cuối năm 2011.
Nguyên nhân khiến tiến trình CPH diễn ra
chậm là do Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng
Kết quả sau 5 năm (2010-2015) triển khai cổ
phần hóa, hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh
của DNNN đã có nhiều cải thiện. Tổng tài sản
của DNNN năm 2015 tăng 26% so với năm
2010, vốn chủ sở hữu tăng 57%, lợi nhuận
trước thuế tăng 16%.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...74
Powered by FlippingBook