Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 12-2015 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2015
9
phần thực hiện thắng lợi kế hoạch tái cơ cấu nền
kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 đã đề ra.
Hiện nay, tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là
các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (cùng với tái
cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng) là một trong 03 trụ cột quan trọng của mục
tiêu tái cấu trúc nền kinh tế. Có thế khẳng định,
khu vực kinh tế nhà nước, trong đó hạt nhân là
các DNNN, đóng vai trò chủ đạo trong việc phát
triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần
nhưng mang định hướng xã hội chủ nghĩa. Tái
cơ cấu DNNN không phải là để Nhà nước huy
động vốn mà là giải pháp thay đổi căn bản hệ
thống động lực nội sinh (nâng cao năng lực cạnh
tranh, cải thiện chất lượng quản trị, chiến lược
kinh doanh) và tạo áp lực thị trường đầy đủ đối
với DNNN (xóa bỏ cơ chế bao cấp, các ưu đãi và
giảm dần vị thế độc quyền).
Như vậy, thông qua quá trình tái cơ cấu DNNN, tài
sản quốc gia được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn,
tạo thêm nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế,
DNNN hoạt động kinh doanh ổn định hơn, góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết nền kinh tế. Tương tự,
việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành không đơn giản
là để cắt lỗ, giảm lỗ mà là giải pháp sử dụng cơ chế
thị trường để phân bổ lại nguồn lực, huy động thêm
nguồn lực mới từ bên ngoài, chuyển đổi cơ cấu sở hữu
nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, cải thiện chất
lượng điều hành, nâng cao tính công khai và minh
bạch. Đồng thời, tái cơ cấu DNNN và thoái vốn đầu
tư ngoài ngành cũng là giải pháp hiệu quả để đưa bộ
phận và nguồn lực còn lại đang thua lỗ hoặc sử dụng
kém hiệu quả thành các tài sản được sử dụng có hiệu
quả hơn. Ðó mới chính là “thoái vốn” ngoài ngành
theo đúng tinh thần, nội dung và mục tiêu của tái
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng như
mong muốn của Đảng và Chính phủ.
Tài liệu tham khảo:
1. Đề án 929 (Ban hành kèm Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012) về
tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước giai đoạn 2011-2015;
2. Báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu DNNN 10 tháng đầu năm 2015,
nhiệm vụ 2 tháng cuối năm 2015, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN;
3. Báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu DNNN tháng 11/2015, Ban Chỉ
đạo Đổi mới và Phát triển DN;
4. PGS.,TS. Trần Đình Thiên, Bài viết tóm tắt những kết quả chính của
nghiên cứu về “Đánh giá tái cơ cấu DNNN: Các điểm nghẽn và giải pháp
thúc đẩy quá trình tái cơ cấu” trong khuôn khổ Dự án Chính sách Kinh
tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế do UNDP tài trợ;
5. TS. Nguyễn Đình Cung, “Tái cơ cấu kinh tế: Một vài quan sát về kết quả
và vấn đề”, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
địa phương khẩn trương ban hành hoặc trình cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Điều lệ
tổ chức và hoạt động và Quy chế quản lý tài chính
của các DN 100% vốn nhà nước theo quy định của
Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
sản xuất, kinh doanh tại DN và Luật DN, Luật Đầu
tư năm 2014 trước ngày 1/6/2016.
Thứ hai,
quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo và
triển khai thực hiện các giải pháp để hoàn thành
kế hoạch sắp xếp, CPH, trong đó tập trung vào các
DN thuộc diện khó hoàn thành CPH (đặc biệt là
các đơn vị thực hiện CPH chậm như các bộ: Công
Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và
Truyền thông, các địa phương như: Nam Định,
Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình
Phước, Đăk Lăk, Gia Lai). Xác định rõ nguyên
nhân và trách nhiệm cá nhân, tập thể không hoàn
thành kế hoạch CPH các DN này, đề xuất giải
pháp tháo gỡ khó khăn.
Để đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu DNNN, Bộ
Tài chính hiện đã hoàn thiện các phương án về
các giải pháp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu DNNN
báo cáo Chính phủ. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ
thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết
định số 929/QĐ-TTg…
Thứ ba,
tổ chức tổng kết và báo cáo tình hình
sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN giai đoạn
2011 - 2015, nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2020
(đến ngày 12/11/2015. Từ đó, tổng hợp, rút ra
các bài học kinh nghiệm và nghiên cứu các giải
pháp tiếp theo để đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu
DNNN và CPH DNNN trong giai đoạn tới. Đồng
thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát, tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc cho các bộ, ngành, địa
phương, DN trong việc thực hiện tái cơ cấu, CPH,
thoái vốn nhà nước cùng với thực hiện nhiệm vụ
sản xuất - kinh doanh được giao.
Thứ tư,
tăng cường và chủ động công tác thông
tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao
giữa các ngành, các cấp, các DN, nhân dân trong
thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu DN nhà nước, góp
Tính trong 10 tháng đầu năm 2015, cả nước
thoái vốnđược 9.152,2 tỷđồng, thuvề13.767,5
tỷ đồng, bằng 1,5 lần giá trị sổ sách. Trong đó,
các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, chứng
khoán, tài chính, ngân hàng là 4.418,2 tỷ đồng
thu về 4.956,3 tỷ đồng; bán phần vốn nhà nước
không cần nắm giữ tại các DN khác là 4.734,1
tỷ đồng thu về 8.811,4 tỷ đồng.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...74
Powered by FlippingBook