TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 12

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
11
việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy
phạm pháp luật về thuế, các chính sách ưu đãi thuế
đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN đầu
tư trong nước cơ bản được thống nhất và kiện toàn,
góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về
thuế. Đây là giai đoạn cải cách thuế được triển khai
khá toàn diện, triệt để thể hiện trong việc sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo
cơ chế kinh tế thị trường, tăng cường hội nhập với
các nền kinh tế khu vực và thế giới.
Chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN đối với các
DN thành lập mới hoặc thực hiện các dự án đầu
tư mới, trong đó tập trung vào đầu tư, phát triển
khoa học và công nghệ, sản phẩm công nghệ cao,
sản xuất năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường như:
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng
dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao
được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của
Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm
tạo DN công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát
triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao
được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật
về công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước,
nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường
bộ, đường sắt; phát triển công nghệ sinh học; dự
án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường…
Các chính sách thuế được thiết kế hỗ trợ theo nhiều
kênh: hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ gián tiếp, hỗ trợ theo
địa bàn, hỗ trợ theo đối tượng…
Thứ ba,
về chính sách, chế độ kế toán, kiểm toán đối
với DN:
Để hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia của
khu vực kinh tế tư nhân, các công cụ kế toán, kiểm
toán cũng được Bộ Tài chính kịp thời hoàn thiện và
triển khai áp dụng cho các DN theo hướng tiệm cận
với Chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán. Đối
với DN khởi nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, các
quy định về chế độ kế toán riêng cũng được nghiên
cứu để ban hành đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế -
tài chính và phù hợp với khả năng trình độ của cán
bộ trong DN. Theo đó, báo cáo tài chính của các DN
siêu nhỏ được hướng dẫn đơn giản, gọn nhẹ giúp
DN dễ thực hiện, góp phần tiết kiệm chi phí kế toán
và tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, DN khởi nghiệp cũng được hỗ trợ
thông qua mô hình phát triển vườn ươm DN trong
một số lĩnh vực ưu tiên, chủ yếu tập trung vào DN
thành lập mới trong lĩnh vực khoa học và công
nghệ. Kinh phí thành lập và hoạt động các vườm
ươm công lập được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
như Vườn ươm Phú Thọ (Đại học Bách khoa TP.
Hồ Chí Minh); Vườn ươm CRC (Đại học Bách Khoa
Hà Nội); Vườn ươm khu Công nghệ cao Hòa Lạc;
Vườm ươm DN (công viên phần mềm Quang Trung
TP Hồ Chí Minh)… Bên cạnh đó, các ưu đãi về thuế
(thuế thu nhập DN, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập cá nhân…) đối với các vườn
ươm. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã ban hành Thông
tư số 214/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế, chính
sách ưu đãi về hỗ trợ ngân sách nhà nước, thuế và
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy
định tại Quyết định số 1193/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính
sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công
nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại TP. Cần Thơ nhằm
tạo điều kiện giúp các DN khởi nghiệp hình thành
và phát triển.
Những vấn đề đặt ra
Thực tiễn cho thấy, chính sách hỗ trợ gián tiếp
thông qua vườm ươm DN đã góp phần giúp giảm
thiểu rủi ro khởi nghiệp, gia tăng khả năng tồn
tại và phát triển cho DN khởi nghiệp. Tuy nhiên,
do tốc độ phát triển nhanh của hệ sinh thái khởi
nghiệp với nhiều cấu phần mới, nên cơ chế chính
sách và hệ thống phát luật chưa theo kịp để điều
chỉnh cho phù hợp với sự hình thành và phát triển
của DN khởi nghiệp theo phương thức mới (như
quỹ đầu tư mạo hiểm Việt Nam, sự công nhận
giá trị bằng tiền của tài sản vô hình trong góp vốn
thành lập công ty hay bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đối với DN khởi nghiệp...).
Kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu
DN hiện nay cũng chưa thực sự đạt hiệu quả như
mong đợi. Nguyên nhân là do còn thiếu hệ thống
các nhà đầu tư, sức cầu thấp, chưa hình thành được
thị trường định mức tín nhiệm DN cũng như trái
phiếu DN. Quan điểm coi trái phiếu DN như một
công cụ tín dụng đã dẫn đến những quy định mang
tính hạn chế hoạt động đầu tư vào trái phiếu DN
đối với các tổ chức tín dụng. Đồng thời, hệ thống
pháp lý chưa đủ rộng và sâu đã phần nào hạn chế
thị trường trái phiếu DN phát triển.
DN khởi nghiệp thường là DN có quy mô vừa và
nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, năng lực tài chính yếu. Việc
Xu thế chung của các DN khởi nghiệp trên thế
giới là gặp khó khăn trong những năm đầu
khởi sự. Tại Anh, tỷ lệ DN còn tồn tại sau 3 năm
hoạt động là 70%. Tại New Zealand, tỷ lệ DN
tồn tại sau 3 năm hoạt động là dưới 50%. Ở 26
nước trong khu vực EU, tốc độ gia tăng số lượng
DN thành lập mới và DN giải thể ở mức tương
đương nhau; tỷ lệ DN tồn tại sau 5 năm là 46%.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...109
Powered by FlippingBook