So ky 1 thang 6 - page 23

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
25
độc, bao gồm các chương trình tự nhân bản, để can
thiệp vào hoạt động của máy tính cá nhân.
Giai đoạn Internet bắt đầu phát triển mạnh, tội
phạm thông qua Internet truy cập trái phép vào các
hệ thống được bảo vệ kém để phá hoại, trục lợi về
tài chính hoặc thực hiện các hành động có mục đích
chính trị. Những năm 1990, tội phạm tài chính sử
dụng phương thức thâm nhập máy tính tăng mạnh,
mã độc thay đổi theo hướng khai thác điểm yếu của
hệ điều hành.
Từ giữa những năm 1990, các ứng dụng phi pháp
liên quan đến thư điện tử phát triển mạnh, tạo ra cơn
thác lũ thư điện tử giả mạo và thư quảng cáo. Thế
kỷ XXI xuất hiện loại mã độc mới được gọi tên là tấn
công đeo bám hay tấn công có chủ đích. Loại mã độc
này được thiết kế để thâm nhập một cách hợp pháp
vào hệ thống mạng được nhắm tới, sau đó thiết lập
kết nối và nhận lệnh từ máy chủ chỉ huy trên Internet
để thực hiện hoạt động phá hoại.
Ở thời kỳ đầu, tội phạm công nghệ cao chủ yếu là
những cá nhân bất mãn hay nhân viên không trung
thực. Tiếp đó, xuất hiện hình thái tội phạm công
nghệ cao có tổ chức, trong đó bao gồm các tổ chức
hoạt động có mục đích chính trị. Thế kỷ XXI bắt đầu
xuất hiện bằng chứng của việc tồn tại các tổ chức tội
phạm công nghệ cao được chính phủ tài trợ để thực
hiện các hoạt động thâm nhập trái phép vào những
cơ quan đầu não của nhà nước đối lập thông qua
mạng Internet.
Ở Việt Nam, loại hình tội phạm công nghệ cao
ngày càng gia tăng đặc biệt. Tuy nhiên, từ năm
2010 trở lại đây, khi ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) tại Việt Nam phát triển mạnh, số lượng vụ
việc của loại hình tội phạm này tăng lên rất nhanh,
tác động lớn đến an toàn, trật tự xã hội và an ninh
quốc gia.
Tổng quát về tội phạm công nghệ cao
Tội phạm công nghệ cao còn có một số tên gọi
khác: tội phạm máy tính, tội phạm sử dụng công
nghệ cao, tội phạm ảo, tội phạm không gian ảo, tin
tặc. Trên thế giới, cùng với sự phát triển của máy
tính, mạng máy tính và Internet, tội phạm công nghệ
cao đã trải qua nhiều hình thái, từ đơn giản đến phức
tạp, từ những cá thể đơn lẻ phát triển thành các tổ
chức lớn và hoạt động ngày càng trở nên tinh vi.
Vào những năm 1960, các cuộc tấn công làm sập
hệ thống điện thoại đường dài thường để giải trí
hoặc sử dụng dịch vụ không mất tiền. Những năm
1980, các lập trình viên bắt đầu viết phần mềm mã
GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNGTỘI PHẠMCÔNGNGHỆ CAO
TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG
- Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính)
Theo báo cáo của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), tội phạm sử dụng công nghệ cao
đang trở thành mối nguy hại lớn trên giới với thiệt hại gây ra khoảng 400 tỷ USD/năm, cao hơn số
tiền mà tội phạm buôn bán ma túy thu được và cứ 14 giây lại xảy ra 01 vụ phạm tội sử dụng công
nghệ cao. Ở Việt Nam, tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng nhanh chóng, diễn biến phức tạp
và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Giải pháp nào để phòng chống tội phạm công nghệ cao
trong bối cảnh hiện nay là vấn đề đang đặt ra cần giải quyết.
Từ khóa: Tội phạm công nghệ cao, máy tính, không gian ảo, tin tặc
According to a report of International
Criminal Police (Interpol), high-tech criminal
is becoming a major threat to the world
causing losses of about $ 400 per year, higher
than the recorded value of drug-traficking
criminal. It is also recorded that cybercrimes
are committed every 14 seconds. In Vietnam,
high technology crime has grown rapidly
and causing serious consequences. Effective
solutions to prevent high-tech criminal for the
current context is now considered a focus.
Keywords: high-tech criminal, computer,
cyberspace, hackers
Ngày nhận bài: 5/5/2017
Ngày chuyển phản biện: 9/5/2017
Ngày nhận phản biện: 26/5/2017
Ngày chấp nhận đăng: 28/5/2017
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...106
Powered by FlippingBook