So ky 1 thang 6 - page 21

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
23
dịch vụ. Đến cuối năm 2016 đã có trên 547 nghìn
doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng dịch vụ với cơ
quan Thuế (đạt tỷ lệ 96,70%) và trên 530 nghìn
doanh nghiệp hoàn thành đăng ký dịch vụ với
ngân hàng (đạt tỷ lệ 93,69%).
Theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2017
vừa được Ngân hàng thế giới (WB) công bố, chỉ số
về nộp thuế của Việt Nam tăng 11 bậc so với báo
cáo năm 2016 (từ 178 lên thứ hạng 167, trong tổng
số 190 quốc gia, vùng lãnh thổ). Nếu xét trong
10 chỉ số của báo cáo môi trường kinh doanh nói
chung của Việt Nam, theo xếp hạng của WB, thì
thuế là chỉ tiêu có mức độ tăng điểm nhiều nhất:
Từ 38.36 điểm % năm 2015 lên 49.39 điểm % năm
2016, tăng 11 điểm %.
Dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực Hải quan
Trong lĩnh vực hải quan, cho đên nay 100% cơ
quan Hải quan các tỉnh, thành phố (bao gồm 34/34
Cục Hải quan tỉnh, thành phố với 100% Chi cục) đã
thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua Hệ
thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; 100%
các quy trình thủ tục hải quan cơ bản đã được tự
động hóa trên phạm vi toàn quốc tới cấp chi cục.
Hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ
tục hải quan bằng phương thức điện tử. Việc triển
khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã rút ngắn thời gian
làm thủ tục Hải quan cho doanh nghiệp, giảm thiểu
giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan, tạo tiền đề
cho việc kết nối hệ thống Cơ chế một cửa quốc gia
với các bộ, ngành liên quan.
Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một
cửa ASEAN đã được triển khai tại 11 bộ, ngành
(Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ,
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải
quan), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông
tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, VCCI) với tổng số
thủ tục hành chính đưa lên Cơ chế một cửa quốc
gia là 37 thủ tục với khoảng 264.000 bộ hồ sơ và
khoảng 9.400 doanh nghiệp tham gia. Ngành Hải
quan cũng kết nối trao đổi thông tin với các cơ
quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương
mại và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
logistic, bảo hiểm và các dịch vụ khác liên quan:
tiếp tục triển khai thanh toán điện tử (E-payment)
trên cơ sở kết nối hệ thống CNTT hải quan với các
hệ thống CNTT của kho bạc nhà nước và các ngân
hàng thương mại. Đến nay, ngành Hải quan đã ký
thỏa thuận hợp tác thu thuế xuất nhập khẩu bằng
phương thức điện tử với 33 ngân hàng.
Dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
Trong lĩnh vực kho bạc, các dịch vụ công điện tử
đã được xây dựng phục vụ kiểm soát chi ngân sách
nhà nước (NSNN) qua mạng. Ngành Kho bạc đã
phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các ngân
hàng thương mại đẩy mạnh việc thu phạt vi phạm
hành chính qua mạng điện tử. Đến hết năm 2016,
Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành việc xây dựng và
triên khai tai 5 thanh phô trưc thuôc Trung ương
3 dịch vụ công trực tuyến mức 3 gồm: (i) Khai báo
giao nhận hồ sơ và giao dịch một cửa thuộc lĩnh vực
kho bạc; (ii) Giao diện thông tin yêu cầu thanh toán
và Chương trình kê khai yêu cầu thanh toán qua
mạng; (iii) Đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước và sẽ tiếp tục triển khai mở rộng
trong năm 2017-2018.
Một trong những kết quả nổi bật đã đạt được
trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) ngành Tài chính thời gian qua là Bộ Tài
chính đã dẫn đầu 4 năm liên tiếp trong bảng xếp
hạng về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng
dụng CNTT Việt Nam (ICT index). Ngoài ra, Bộ
Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo
đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2016,
trong đó, đánh giá Bộ Tài chính dẫn đầu DVCTT
mức độ 3, 4.
Một số tồn tại, vướng mắc
trong quá trình triển khai
Trong quá trình triển khai DVCTT của ngành Tài
chính, một số tồn tại, vướng mắc được ghi nhận gồm:
Thứ nhất,
trình độ, kiến thức CNTT của người
dân còn chưa đồng đều, nhiều người dân còn chưa
được tiếp xúc với máy tính, internet. Bên cạnh đó,
còn có tâm lý lo ngại về sự không thuận tiện sử dụng
mất an toàn thông tin khi sử dụng DVCTT nên đa số
người dân vẫn lựa chọn cách truyền thống, đến trực
tiếp cơ quan chức năng để thực hiện thủ tục hành
chính. Do vậy, số lượng người sử dụng DVCTT vẫn
chưa được cao.
Thứ hai,
tại một số văn bản, quy định vẫn chưa
sửa đổi kịp thời để thực hiện theo quy trình điện tử,
Theo Báo cáomôi trường kinh doanh năm2017
được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, chỉ số
về nộp thuế của Việt Nam tăng 11 bậc so với
báo cáo năm 2016 (từ 178 lên thứ hạng 167,
trong tổng số 190 quốc gia, vùng lãnh thổ).
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...106
Powered by FlippingBook