So ky 1 thang 6 - page 15

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
17
bị đe dọa. (Hiện nay, khá nhiều hệ thống tổng đài
trả lời của các hãng viễn thông, ngân hàng tại Mỹ
đã chuyển sang dùng rô bốt để tự động trao đổi,
trả lời các yêu cầu của khách hàng). Lao động tại
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
khi đó khó có thể duy trì lợi thế cạnh tranh trong
nghề này nữa khi mà rô bốt còn có thể làm tốt hơn
thế với mức chi phí rẻ hơn.
Một số khuyến nghị chính sách và giải pháp
Để hạn chế các tác động của CMCN 4.0 đến lĩnh
vực tài chính, ngân hàng của Việt Nam thời gian
tới, các giải pháp cần được tập trung thực hiện gồm:
Một là,
đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng các
công nghệ hiện đại thông qua việc xây dựng và
hoạch định chiến lược về phát triển công nghệ
thông tin của khu vực tài chính, ngân hàng, trong
đó nhiệm xuyên suốt là nghiên cứu và ứng dụng
các thành tựu công nghệ hiện đại được phát minh
từ CMCN 4.0.
Hai là,
các tổ chức tài chính nói riêng và các
định chế tài chính nói chung cần tập trung thúc
đẩy phát triển, tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ
hỗ trợ cho sự phát triển của toàn hệ thống. Cụ thể:
Nhà nước tập trung đầu tư tài chính để phát triển
hạ tầng công nghệ (đặc biệt là hạ tầng thanh toán
quốc gia) phục vụ cho sự phát triển các sản phẩm
dịch vụ của các tổ chức tài chính, các định chế tài
chính; đồng thời xây dựng các chính sách khuyến
khích các tổ chức tài chính, các định chế tài chính
phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân
hàng dựa trên công nghệ số.
Ba là,
tăng cường ứng dụng chuỗi cung ứng
thông minh. Nguyên lý của CMCN 4.0 là tạo ra
một mô hình chuỗi cung ứng mới gắn kết chặt
chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung
ứng mới này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất,
làm cho chuỗi cung ứng thông minh hơn, minh
bạch hơn và hiệu quả hơn ở mọi giai đoạn, từ
khi phát sinh nhu cầu cho đến khi bàn giao dịch
vụ, sản phẩm. Như vậy, đứng trước kỷ nguyên
CMCN 4.0, các ngân hàng và tổ chức tài chính
trong nước cần nhanh chóng hoạch định chiến
lược, tìm kiếm những giải pháp toàn diện cho
dịch vụ tài chính, ngân hàng thông qua sử dụng
các dữ liệu thông minh và sự hợp tác với nhiều
ngành kinh doanh.
Bốn là,
đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn
thiện Chiến lược tài chính toàn diện trong đó
nhấn mạnh vai trò ứng dụng công nghệ thông tin,
khuyến khích sự phát triển hợp tác giữa ngân hàng
và các công ty tài chính công nghệ Fintech; Thúc
đẩy hệ sinh thái Fintech phát triển, trở thành một
phần của hệ sinh thái trong chuỗi cung ứng sản
phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại.
Năm là,
chú trọng quản lý an ninh mạng. CMCN
4.0 đã đẩy cao mức độ chia sẻ thông tin từ đó tạo ra
một nhu cầu rất lớn về an ninh mạng. Theo đó, các
ngân hàng và các định chế tài chính cần đặc biệt
quan tâm đến việc xây dựng trung tâm Dự phòng
dữ liệu (Disaster Recovery); nâng cấp hệ thống an
ninh, bảo mật ở mức cao, đảm bảo việc mở rộng
phạm vi hoạt động (nếu có) được ổn định, an toàn,
mang lại hiệu quả lâu dài.
Sáu là,
xây dựng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực ngành tài chính, ngân hàng, trong đó chú
trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ
cao; tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.
Việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân
lực công nghệ cao được thực hiện trên toàn hệ
thống tài chính.
Các cán bộ nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Ngân
hàng Nhà nước cần được đào tạo đảm bảo đủ khả
năng ứng dụng công nghệ thông tin, phương thức
làm việc tiên tiến, có năng lực đề xuất, tham mưu
xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách, chế
độ, thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thị
trường tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù
hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Việc đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nghệ thông
tin tại các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính
cần được chú trọng để có đội ngũ cán bộ trình
độ nghiệp vụ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp
ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ
thống công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, cần có liên
kết đào tạo nâng cao trình độ, khảo sát công nghệ
hiện đại trong nước và quốc tế, thực hiện các chế
độ đãi ngộ chuyên gia.
Tài liệu tham khảo:
1. Klaus Schwab 2016: The Fourth Industrial Revolution, 2016;
2. Larry Hatheway, Mastering the Fourth Industrial Revolution, Project
Syndicate, 2016;
3. Hermann, Pentek, Otto, 2015: Design Principles for Industrie 4.0
Scenarios, 2015;
4. Mike Gault, Forget Bitcoin - What Is the Blockchain and Why Should You
Care?, 2015;
5. Deloitte, Industry 4.0 - Only One-Tenth of Germany’s High-Tech
Strategy, 2015;
6. Roland Berger, Think Act Industry 4.0, 2014.
7. Bill Lydon, Industry 4.0 - Only One-Tenth of Germany’s High-Tech
Strategy, 2014;
8. Brett King, Bank 3.0, 2014
.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...106
Powered by FlippingBook