Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 69

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
67
chuyển biến tích cực phù hợp với cơ cấu kinh tế của
TP. Đà Nẵng, từ công nghiệp – dịch vụ sang dịch
vụ - công nghiệp, trong đó ngành dịch vụ có tốc độ
tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn
trong cơ cấu GDP (>65%).
Các sản phẩm hàng hóa công nghiệp của DNNVV
ngày càng nhiều và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị
trường và xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực trong
các DNNVV ngày càng được nâng cao. Theo kết quả
điều tra, có đến 51,6%DN cho rằng chất lượng nguồn
nhân lực là tốt, 43,2% đánh giá bình thường, chỉ có
một tỷ lệ nhỏ (chưa tới 4%) đánh giá kém và rất kém.
Những điểmyếu
DNNVV tại Đà Nẵng còn hoạt động mang tính
tự phát, quản trị kiểu gia đình, chưa có định hướng
xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng, ngành
nghề kinh doanh chủ yếu là thương mại, dịch vụ
thuần túy (>65%). Phần lớn các DN có quy mô vốn
nhỏ nên khả năng mở rộng quy mô hoạt động kinh
doanh còn hạn chế. Theo khảo sát của Viện Nghiên
cứu Phát triển Kinh tế xã hội Đà Nẵng thực hiện
tháng 9/2015 cho thấy, gần một nửa số DNNVV
đang trong tình trạng thiếu vốn; 17,1% DN khả
năng tự tài trợ vốn là kém và rất kém. Bên cạnh đó,
có gần 46,5% DNNVV có nhu cầu bổ sung nguồn
vốn kinh doanh ở mức cao và 13,4% cho rằng hết
sức cấp bách. Nguồn vốn bổ sung chủ yếu từ nguồn
vốn vay ngân hàng nhưng hơn 1/3 số DNNVV cho
biết gặp nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng.
Quá trình đổi mới công nghệ sản xuất còn chậm,
Tình hình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng
Trong giai đoạn 2011-2015, ĐàNẵng có 10.521 doanh
nghiệp (DN) đăng ký hoạt động với tổng số vốn đăng
ký là 32.130 tỷ đồng, trong đó có 99,51%DNnhỏ và vừa
(DNNVV). Đến cuối năm 2015, có khoảng 14.585 DN
hoạt động với tổng vốn đăng ký khoảng 79.709 tỷ đồng.
Trong 5 năm qua, khu vực DNNVV đóng góp
45,8% GDP của Đà Nẵng. Giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2015 đạt 41.500 tỷ đồng, giá trị kim
ngạch xuất khẩu đạt 346 triệu USD. Hàng năm, các
DNNVV thu hút và giải quyết một số lượng lớn
việc làm cho Thành phố. Tính đến năm 2015, các
DNNVV trên địa bàn đã giải quyết việc làm cho
khoảng 487.559 lao động.
Phần lớn DNNVV có quymô đầu tư nhỏ, hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại (chiếm hơn 80%).
Số DN còn lại hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp-
xây dựng, nông lâm thủy sản. Phân bố DN trên địa bàn
Thành phố chưa đều. DN sản xuất tập trung tại các Khu
Công nghiệp ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành
Sơn, Hòa Vang, các DN kinh doanh thương mại dịch
vụ phần lớn tập trung ở các quận trung tâm: 29,22% ở
quận Hải Châu, 20,66% ở quận Thanh Khê.
Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể về hoạt động
sản xuất kinh doanh của DNNVVởĐàNẵng trong thời
gian qua được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
Những điểmmạnh
Cơ cấu ngành nghề của DNNVV đã có những
PHÁT TRIỂNDOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪA TẠI ĐÀNẴNG:
CƠHỘI VÀ THÁCHTHỨC
ThS. TRẦN THỊ HOÀI THANH
- Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Trong thời gian qua, mặc dù Đà Nẵng có nhiều chính sách khuyến khích và tạo được những
thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, nhưng trong thời điểm cạnh
tranh gay gắt, áp lực hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng thì doanh nghiệp nhỏ và
vừa vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt
động của các doanh nghiệp này ở Đà Nẵng để đưa ra giải pháp phát triển hữu hiệu là yêu
cầu khách quan và cấp thiết.
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...122
Powered by FlippingBook