Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 75

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
73
trong các thôn xóm được bê tông hoá; 100% số xã, thị
trấn dùng điện lưới quốc gia và có điểm bưu điện văn
hoá; 98,6% số xã có trường học nhiều tầng; công tác
chăm sóc sức khoẻ cho người dân được nâng cao…
So với tiềmnăng, lợi thế, việc thực hiện công nghiệp
hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Thành
phố còn đối mặt với không ít những khó khăn, thách
thức. Nổi bật nhất là: Tốc độ đô thị hoá nhanh đã ảnh
hưởng tiêu cực đến phát triển bền vững nông nghiệp,
nông thôn. Hàng năm, trên địa bàn Thành phố có hơn
1000 ha đất nông nghiệp dành cho các dự án và phát
triển đô thị. Ngoài ảnh hưởng đến an ninh lương thực,
việc nông dân mất đất canh tác, thiếu việc làm cũng
làm gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm
xã hội. Làng nghề và các khu công nghiệp nông thôn
do những hạn chế về công nghệ, thiết bị, mặt bằng sản
xuất, trình độ quản lý… và không được quan tâm đến
các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nên đa số cơ
sở trong quá trình sản xuất đã gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường, làm suy thoái tài nguyên… Bên cạnh đó,
các vấn đề về ô nhiễmmôi trường trong sản xuất nông
nghiệp ven đô như nước thải đô thị, chất thải rắn... cần
được chú ý và có phương án xử lý cụ thể.
Hướng đến sự phát triển bền vững
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây
dựng TP Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2050, Hải Phòng là đô thị loại 1 trung tâm
cấp quốc gia, có vị trí quan trọng về kinh tế - xã
hội và quốc phòng, an ninh của vùng Bắc Bộ và
cả nước... Trong quá trình này, việc phát triển nền
nông nghiệp đô thị - sinh thái bền vững, xây dựng
Nông nghiệp đô thị của TP. Hải Phòng
vẫn còn dư địa để phát triển
Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị
trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền
Bắc và giao thương quốc tế. Thành phố liên tục duy
trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với cơ cấu kinh
tế công nghiệp – dịch vụ chiếm 90% trong GDP. Tuy
nhiên, đến nay, Hải Phòng vẫn còn tới 55% dân số tập
trung ở khu vực nông thôn, diện tích đất nông nghiệp
hơn 55 nghìn ha.
Do vậy, thời gian qua, Hải Phòng tập trung khuyến
khích nông dân thực hiện chuyển dịch sản xuất, nhân
rộng các mô hình nông nghiệp có hiệu quả, góp phần
thúc đẩymạnh quá trình phát triển nông nghiệp đô thị
theo hướng bền vững. Tính chung 5 năm (2006 – 2010),
giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,54%/năm; diện tích
gieo trồng giảm khoảng 1,16% nhưng năng suất các
loại cây trồng đều tăng. Trên địa bàn Thành phố phát
triển nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng
hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở đô thị và xuất khẩu,
nâng giá trị sản xuất nhiều cánh đồng, vườn cây đạt
hơn 100 triệu đồng/ha. Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia
cầm tập trung phát triển theo hướng công nghiệp, bán
công nghiệp. Đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có
gần 80 trang trại chăn nuôi. Giá trị sản xuất thuỷ sản
bình quân ước tăng gần 8%/năm.
Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội nông thôn cũng được Thành phố quan tâm. Nhờ
vậy 86% người dân nông thôn được dùng nước hợp
vệ sinh; 70% khối lượng hàng hoá, nông sản ở nông
thôn được vận chuyển bằng cơ giới, 86% diện tích gieo
trồng được tưới tiêu chủ động; 94% đường giao thông
MỘT SỐĐỀ XUẤT VỀ CHÍNH SÁCHPHÁT TRIỂN
NÔNGNGHIỆP ĐÔTHỊ TẠI HẢI PHÒNG
ThS. HOÀNG THỊ NGỌC ÁNH
- Đài Truyền hình Việt Nam
Hải Phòng có gần 55% dân số ở khu vực nông thôn, diện tích đất nông nghiệp hơn 55
nghìn ha. So với tiềm năng, lợi thế vốn có thì việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo
hướng bền vững, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Thành phố lại đối
mặt với không ít những khó khăn, thách thức.
1...,65,66,67,68,69,70,71,72,73,74 76,77,78,79,80,81,82,83,84,85,...122
Powered by FlippingBook