So ky 2 thang 5 - page 3

1
Tập trung hiện đại hóa hệ thống
công nghệ thông tin, hình thành kho bạc điện tử
Nhằm triển khai hiệu quả mục tiêu này, Kho
bạc Nhà nước (KBNN) đề ra các nhiệm vụ cụ thể
trong giai đoạn 2017-2020 như sau:
Đối với tổ chức thu ngân sách nhà nước (NSNN):
Tiếp tục ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông
tin (CNTT) điện tử tiên tiến vào quy trình quản
lý thu NSNN theo hướng đơn giản về thủ tục
hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp
tiền cho các đối tượng nộp NSNN; Hoàn thiện
công tác kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu điện
tử về thu NSNN giữa các cơ quan, đơn vị (KBNN,
cơ quan thu, cơ quan tài chính, các ngân hàng
thương mại); Hạn chế và tiến tới cơ bản không
thực hiện giao dịch bằng tiền mặt qua KBNN vào
năm 2020; Nghiên cứu và triển khai các phương
thức thu nộp NSNN mới theo phương thức điện
tử; Đánh giá và triển khai rộng các phương thức
thu NSNN hiện đại đã và đang được thực hiện
như nộp NSNN qua internet, ATM, nộp NSNN
qua các thiết bị chấp nhận thẻ (POS) lắp đặt tại
trụ sở KBNN.
Đối với kiểm soát chi:
Hoàn thiện cơ chế chính
sách, quy trình nghiệp vụ về kiểm soát chi NSNN
qua KBNN và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công
tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Điển hình như:
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn
bản chính sách về kiểm soát chi NSNN nhằm đơn
giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao tính công
khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong
công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN; Đồng
thời, thống nhất đầu mối kiểm soát chi thường
xuyên và chi đầu tư tại KBNN, phấn đấu rút
ngắn thời gian kiểm soát chi đầu tư xuống còn
01 ngày vào năm 2020.
- Tiếp tục triển khai mở rộng các dịch vụ công
(DVC) trực tuyến của KBNN theo Nghị quyết 36a/
NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính
phủ điện tử; đồng thời, ứng dụng CNTT vào quy
trình kiểm soát chi, phấn đấu đến năm 2020 hình
thành quy trình kiểm soát chi điện tử (bao gồm cả
chi thường xuyên và chi đầu tư).
- Xây dựng chương trình kiểm soát chi đầu tư
theo mô hình quản lý dữ liệu tập trung, trực tuyến
trong ngành Tài chính, có khả năng kết nối dữ liệu
với cơ quan Kế hoạch đầu tư nhằm một mặt đáp
ứng tốt hơn yêu cầu chỉ đạo điều hành của Chính
phủ, các bộ, ngành, địa phương… Từng bước thực
hiện nguyên tắc thanh toán, chi trả trực tiếp chi
NSNN cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ phù
hợp với hạ tầng công nghệ thanh toán của ngân
hàng; Tăng cường thanh toán không dùng tiền
mặt thông qua việc sử dụng phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là đối với các
khoản mua sắm sử dụng vốn NSNN và đi công
tác nước ngoài.
Về cải cách hành chính, hiện đại hóa và phát triển
CNTT:
Kế hoạch phát triển hệ thống KBNN giai
đoạn 2017-2020 yêu cầu tập trung triển khai một số
nội dung trọng tâm sau:
i) Xây dựng và phát triển các ứng dụng CNTT:
- Phát triển các ứng dụng CNTT đầy đủ cho các
mảng hoạt động nghiệp vụ KBNN và quản trị nội
KHOBẠC NHÀNƯỚC: PHẤNĐẤUĐẾNNĂM2020
HÌNHTHÀNHQUY TRÌNHKIỂMSOÁT CHI ĐIỆNTỬ
ThS. LƯƠNG THỊ HỒNG THUÝ, NGUYỄN THỊ CẨM BÌNH
- Vụ Kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nước
Ngày 8/3/2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định 430/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch phát triển
hệ thống Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2017-2020. Theo đó, một số mục tiêu đã được đặt ra: Đến năm 2020,
các hoạt động Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, hình thành
kho bạc điện tử; Cung cấp đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước; Triển khai các ứng
dụng công nghệ thông tin phục vụ các chức năng của Kho bạc Nhà nước (quản lý quỹ ngân sách nhà nước,
quản lý ngân quỹ nhà nước, tổng kế toán nhà nước); Xây dựng mô hình hành chính điện tử tập trung tại
hệ thống Kho bạc Nhà nước…
Từ khóa: Kho bạc Nhà nước, kiểm soát chi, giao dịch điện tử, ngân sách nhà nước
CHUYÊN MỤC KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...110
Powered by FlippingBook