So ky 2 thang 5 - page 8

6
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
không nhỏ vào việc tiêu thụ nông sản hàng hóa, đẩy
mạnh sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của
người dân.
Ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp ngày càng phổ biến theo hướng sử
dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức
canh tác tiên tiến. Đặc biệt, bên cạnh việc cơ giới hóa
các khâu trong sản xuất nông nghiệp như tưới nước,
tuốt và làm sạch nông sản, chế biến thức ăn chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản… các khâu sơ chế, bảo
quản nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch cũng được
ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, giúp kéo dài
thời gian bảo quản sản phẩm mà vẫn giữ được giá
trị dinh dưỡng.
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
người dân ở nông thôn. Đời sống nông dân và bộ mặt
kinh tế nông thôn có thay đổi lớn. Từ điểm xuất phát
thấp trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, hàng năm
phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, đến nay
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lơn thứ
ba trên thế giới (sau Ấn Độ và Thái Lan). Thu nhập
và đời sống người dân ngày càng đươc cải thiện, t
lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,8%/năm;
trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật của nông dân
được nâng lên rõ rệt. Công tác chăm sóc sức khoẻ,
khám, chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hoá, thông
tin, thể thao cũng được quan tâm và đẩy mạnh hơn.
Hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; vị
thế giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đã triển
khai thực hiện với sự vào cuộc quyết liệt của cấp
ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham
gia tích cực của người dân và đã đạt được nhưng
kết quả bước đầu khả quan. Bộ mặt nông thôn ở
nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, kêt câu hạ
tầng thiết yếu được nâng cấp. Với sự cố gắng của
các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương,
năm 2015, đã có 10% số xã trong cả nước đạt chuẩn
nông thôn mới.
Có thể nói, tư duy lý luận của Đảng và Nhà
nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thời
gian qua đã “cởi trói” cho lực lượng sản xuất trong
lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để
phát triển nông - lâm- ngư nghiệp toàn diện theo
hướng CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề
nông dân, nông thôn từ tinh thần của văn kiện Đại
hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII thì vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay còn
đang đặt ra nhiều thách thức. Sau 30 năm đổi mới,
quy mô sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ, cách
ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã có bước tiến
vượt bậc. Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm,
thu sản chỉ đat 400 triệu USD, đến năm 2007 đã đạt
tới 12 t USD, năm 2015 đạt 30,45 t USD. Chỉ tính
riêng 6 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu
đã đạt 15,05 t USD. Một số mặt hàng có kim ngạch
xuất khẩu cao như: gạo, cà-phê, cao-su, hạt điều, hồ
tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản... tăng nhanh và
đứng nhóm hang đầu thế giới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã và
đang theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với
công nghiệp chế biến và thị trường. Các liên kết sản
xuất và tiêu thụ nông sản phát triển đa dạng phù
hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và địa
phương. Trong đó, nhiều mô hình đã thành công
như mô hình cánh đồng mẫu lớn; mô hình chuỗi sản
xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm
khép kín; mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới;
mô hình doanh nghiệp công nghệ cao trong nông
nghiệp; các tổ chức hợp tác theo quy mô cộng đồng
làng, xã dưới hình thức hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp, công ty cổ phần… Sự ra đời và phát triển
của các mô hình tổ chức sản xuất mới trong nông
nghiệp rất phong phú, đa dạng, phù hợp với điều
kiện cụ thể của từng vùng, miền, điều kiện sản xuất
đặc thù của mỗi loại sản phẩm.
Những thành công bước đầu từ các mô hình tổ
chức sản xuất mới trong nông nghiệp đang mở ra
tương lai cho sự phát triển của nền nông nghiệp nước
nhà. Nông dân và doanh nghiệp đóng vai trò chủ
đạo cho chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp thông
qua các liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Việc
liên kết thành những tổ chức nông dân sản xuất - tiêu
thụ cho phép hình thành vùng nông sản ổn định, bền
vững, xây dựng thương hiệu nông sản đáp ứng yêu
cầu thị trường trong thời kỳ hội nhập. Quan hệ sản
xuất được xây dựng ngày càng phù hợp, huy động
được sự đóng góp của các thành phần kinh tế vào
lĩnh vực nông nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội ở nông thôn, ứng dụng các thành tựu khoa
học, công nghệ vào các khâu sản xuất nông nghiệp
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường.
Từ chỗ tự cung tự cấp, lệ thuộc vào kỹ thuật thủ
công thô sơ, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã
từng bước được hiện đại hoá. Nhiều công trình thủy
lợi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hệ thống đê
điều, đường giao thông, kêt câu hạ tầng nghề cá…
cũng đã được củng cố. Những năm qua, số lượng
chợ xây mới, cải tạo, nâng cấp tiếp tục tăng với sự
đa dạng về loại hình và cấp độ chợ, giá trị hàng hóa
dịch vụ qua hệ thống chợ ngày càng tăng, góp phần
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...110
Powered by FlippingBook