So ky 2 thang 5 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
7
nước; Kết hợp hài hòa kinh nghiệm truyền thống
với công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến theo
những bước đi phù hợp. CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn hiện nay phải củng cố mối quan hệ mật
thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo
hướng: Nông dân là chủ thể của quá trình phát
triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng
các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị
theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện,
hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.
Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn, việc phát triển lực lượng sản xuất phải được
thực hiện đồng bộ ở cả các yếu tố vật chất và yếu
tố con người. Tuy nhiên, do sự giới hạn về nguồn
lực và với điểm xuất phát thấp, cần lựa chọn được
nội dung trọng tâm mang tính đột phá và nội dung
mang tính hỗ trợ, nội dung mang tính điều kiện. Về
giải pháp, kế hoạch 5 năm 2016-2020 nhấn mạnh hệ
thống các giải pháp ứng với 3 lĩnh vực: tái cơ cấu
nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới và hệ thống
giải pháp hỗ trợ nông dân. Về nguồn lực, Đảng nhận
thức nhất quán là phải sử dụng và phát huy có hiệu
quả mọi nguồn lực: nguồn lực trong nước và ngoài
nước; nguồn lực của Nhà nước, của các thành phần
kinh tế và nhân dân.
Có thể nói, Đại hội XII đã đề ra hệ thống đồng
bộ từ quan điểm, mục tiêu, định hướng chiến lược
và các giải pháp tổng thể để đẩy mạnh CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong thời gian tới.
Thực hiện thắng lợi quá trình này sẽ là con đường tất
yếu để Việt Nam tiến tới xây dựng thành công một
nền kinh tế phát triển hiện đại trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện của Đảng về phát triển nông nghiệp, NXB
Chính trị Quốc gia, 2009;
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, 2015;
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB
Chính trị Quốc gia, 2016;
4.
/
Cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-va-nhung.aspx
5. Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết
Thông, 30 nămđổi mới và phát triển ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2015
.
thức tổ chức sản xuất truyền thống, chủ yếu là kinh
tế hộ vẫn phổ biến; cơ cấu nội ngành thay đổi rất ít
và chậm chạp; các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh
đã khai thác đến mức cao nhưng vẫn chỉ ở dạng sản
phẩm nguyên liệu thô; nhiều lợi thế nông nghiệp
nhiệt đới chưa được khai thác, phát triển. Trình độ
phát triển kinh tế nông thôn còn thấp so với yêu
cầu phát triển xanh và bền vững. Thị trường nông
thôn yếu kém tác động tiêu cực đến “đầu vào” và
“đầu ra” của sản xuất nông nghiệp, một số chính
sách của Nhà nước chưa đủ mạnh để kích thích
sản xuất nông nghiệp phát triển, do đó, năng suất
lao động, sức cạnh tranh của hàng nông sản thấp.
Khoảng cách chênh lệch thu nhập, mức sống vật
chất và tinh thần giữa nông thôn các vùng, giữa
nông thôn và thành thị có xu hướng ngày càng
rộng ra… Tất cả những yếu tố đó đã và đang làm
cho nông nghiệp, nông thôn có nguy cơ tụt hậu xa
hơn so với công nghiệp, dịch vụ ở thành thị.
Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
là con đường tất yếu đưa Việt Nam thoát khỏi tình
trạng nghèo nàn lạc hậu và cải thiện đời sống dân cư.
Trên thế giới, không phải nước nào cũng đạt được
thành công khi thực hiện nhiệm vụ này. Khoảng
cách về trình độ phát triển của các nước có xu hướng
gia tăng. Về nguyên tắc, để thu hẹp khoảng cách này
lại đòi hỏi phải rút ngắn thời gian thực hiện các nội
dung của quá trình CNH.
Ngày nay, khát vọng rút ngắn quá trình CNH lại
được khích lệ bằng một thực tế là thời gian thực hiện
CNH của những nước đi sau thường ngắn hơn so
với các nước đi trước. Hoa Kỳ và các nước Tây Âu
đã mất khoảng 100 năm để hoàn thành CNH, nhưng
Nhật Bản mất khoảng 50 năm, các nước công nghiệp
mới chỉ cần 30 đến 35 năm. Với các nước đi sau như
Việt Nam, nhiệm vụ đặt ra phải hoàn thành trong
thời gian ngắn hơn, tức khoảng 20 - 25 năm.
Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời
gian tới, việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản
là: Theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn phát
triển lực lượng sản xuất với củng cố, hoàn thiện
quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xây dựng nông
thôn mới; Đặt trong chiến lược CNH, HĐH nền
kinh tế quốc dân nói chung, bảo đảm lợi ích toàn
diện của đất nước cả về kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng, môi trường sinh thái; Đặt trong xu
thế chung là quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh
tế nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh của đất
Hoa Kỳ và các nước Tây Âu đã mất khoảng 100
năm để hoàn thành công nghiệp hóa, nhưng
Nhật Bản mất khoảng 50 năm, các nước công
nghiệp mới chỉ cần 30 đến 35 năm. Với các
nước đi sau như Việt Nam chúng ta, nhiệm vụ
đặt ra phải hoàn thành trong thời gian ngắn
hơn, tức khoảng 20 - 25 năm.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...110
Powered by FlippingBook