So ky 2 thang 5 - page 12

10
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
ý từ người dân – là người bỏ tiền và thụ hưởng
những công trình, dự án đó. Thực hiện tốt cơ chế
giám sát cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng của
hoạt động đầu tư công.
Ba là,
thực hiện tốt cơ chế giám sát cộng đồng
nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động đầu tư
công thông qua các mấu chốt sau:
- Công khai hoá các thông tin về hoạt động đầu
tư công theo quy định của Nhà nước. Chỉ khi nào
công tác công khai hoá thông tin tốt thì người dân
mới biết để tham gia và giám sát cộng đồng mới
đạt hiệu quả.
- Có một tổ chức đủ mạnh và có uy tín ở địa
phương để thu thập, thẩm định lại ý kiến đóng góp
(vì nhiều khi ý kiến của cộng đồng không thực sự
chuẩn xác) và tổ chức để cho người dân, cộng đồng
thực hiện ý kiến đóng góp cho dự án.
- Có cơ chế khuyến khích, động viên, khen
thưởng đối với các cá nhân, tổ chức, báo chí, cơ
quan ngôn luận có công khám phá ra những sai
phạm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Có
như vậy, chất lượng của các dự án đầu tư công mới
được cải thiện, góp phần giảm thất thoát lãng phí,
nâng cao hiệu quả đầu tư công.
- Đề cao và thực hiện tốt vai trò của các cơ quan
dân cử là HĐND các cấp đến Quốc hội trong việc
quyết định và giám sát các hoạt động đầu tư công
theo đúng quy định của pháp luật.
Bốn là,
tăng cường công tác xã hội hoá đầu tư
nhằm đa dạng hoá cơ cấu vốn. Nâng cao hiệu quả
đầu tư từ nguồn vốn NSNN theo hướng thành
phần kinh tế nào làm tốt hơn, làm hiệu quả hơn
thì cấp vốn.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ngày càng
phát triển, yêu cầu về vốn đầu tư ngày càng lớn
trong khi vốn ngân sách có hạn, xã hội hoá đầu tư
là giải pháp quan trọng nhằm đa dạng hoá nguồn
vốn đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế
ngoài nhà nước tham gia vào các dự án XDCB,
giảm tải đầu tư từ NSNN, góp phần vào tiến trình
đổi mới đất nước. Sự tham gia của các đơn vị ngoài
nhà nước cũng làm cho hoạt động đầu tư được
quản lý chặt hơn, hạn chế tình trạng “bao cấp”
trong các dự án cơ sở hạ tầng.
Xã hội hoá đầu tư phải được thực hiện theo
nguyên tắc tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể
kinh tế tham gia vào hoạt động đầu tư cùng với
đầu tư từ vốn NSNN. Xác định rõ, chỉ những dự
án, những lĩnh vực nào mà tư nhân không làm
được hoặc không muốn làm thì khu vực nhà nước
mới tham gia, tránh tình trạng “một mình một chợ”
- Nhà nước cần ban hành chế độ bắt buộc trong
đầu tư XDCB: Bất cứ một dự án nào (không phân
biệt nguồn vốn, cấp quản lý) nếu không có trong
quy hoạch hoặc không đáp ứng yêu cầu cơ bản
của quy hoạch đã được duyệt sẽ không được bố
trí vốn và không được tiến hành đầu tư xây dựng.
- Ban hành cơ chế, quy định công khai quy
hoạch và định kỳ các bộ, ngành, địa phương báo
cáo Quốc hội, HĐND tiến độ thực hiện quy hoạch.
Hai là,
nâng cao chất lượng của công tác quản
lý, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư trên cơ
sở đánh giá sự cần thiết, nhu cầu và khả năng sử
dụng vốn của các bộ, ngành, địa phương (cân đối
với nguồn ngân sách nhà nước), từ đó có cơ chế
phân bổ mức vốn một cách hiệu quả. Theo đó, cần
tiến hành đồng bộ trên 3 mặt sau:
i) Thường xuyên rà soát việc thực hiện các dự
án đầu tư đã được cấp vốn tại các bộ, ngành, địa
phương. Việc rà soát này nhằm đánh giá tiến độ,
khối lượng và khả năng hoàn thành đúng thời
hạn quy định của các dự án, từ đó có những điều
chỉnh thích hợp, nâng cao ý thức, trách nhiệm
của chủ dự án đối với công trình đầu tư đã được
cấp phép.
ii) Siết chặt công tác thẩm định, phê duyệt dự án
đầu tư. Trong bối cảnh đất nước ta đang trong giai
đoạn tích luỹ vốn cho tiến trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, cần kiểm soát chặt chẽ công
tác chi tiêu của ngân sách, tránh tốn kém, lãng phí
không cần thiết như xây trụ sở làm việc quá lớn,
đầu tư không trọng điểm dẫn tới tình trạng dàn
trải, kém hiệu quả…
iii) Cần hình thành cơ quan độc lập trực thuộc
Chính phủ đủ thẩm quyền và có tính chịu trách
nhiệm cao, không bị ràng buộc bởi những lợi ích
cục bộ của ngành và của địa phương để đánh giá
tính hiệu quả của các dự án đầu tư. Kết quả khảo
sát, đánh giá sau đó cần phải được công bố công
khai, minh bạch nhằm đảm bảo tính khách quan
của công tác giám sát và nhận sự phản biện, góp
Trong những năm qua, nguồn vốn nhà nước
huy động cho đầu tư liên tục gia tăng và
chiếm tỷ lệ khoảng 30% GDP, góp phần tạo
nên sự chuyển biến quan trọng về cơ sở vật
chất kỹ thuật, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn
minh đô thị, đóng góp quyết định vào phát
triển kinh tế - xã hội.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...110
Powered by FlippingBook