So ky 2 thang 5 - page 6

4
CHUYÊN MỤC KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
triển khai Quyết định 138/2007/QĐ-TTg ngày
2/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.
Đến nay, hệ thống đã đạt được những thành tựu
khá quan trọng trên các lĩnh vực cải cách thể chế,
chính sách; hoàn thiện tổ chức bộ máy; hiện đại
hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực; xây
dựng và hoàn thiện cơ chế, quy trình kiểm soát
chi NSNN qua KBNN theo hướng kiểm soát chi
1 cửa, đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ,
chứng từ và nội dung kiểm soát rút ngắn thời
gian kiểm soát chi từ 7 ngày xuống còn 3 - 4 ngày
làm việc đối với chi đầu tư; đồng thời, phân định
rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, xây dựng
hành lang pháp lý nhằm xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN; thí
điểm thực hiện kiểm soát chi điện tử thông qua
Cổng thông tin điện tử KBNN tại một số KBNN
tỉnh, thành phố…
Tuy nhiên, công tác kiểm soát chi NSNN hiện
vẫn còn một số nội dung của Chiến lược chưa được
chính thức triển khai, thực hiện như: Việc thống
nhất quy trình và đầu mối các khoản chi NSNN,
tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử…
Vì vậy, để hoàn thành tốt mục tiêu của Chiến lược
phát triển KBNN đến năm 2020 và thực hiện tốt
nhiệm vụ đã được Bộ Tài chính giao chủ trì nghiên
cứu, xây dựng đề án: “Thống nhất đầu mối kiểm
soát các khoản NSNN qua hệ thống KBNN” (tại
Quyết định 937/QĐ-BTC ngày 25/4/2011 ban hành
Danh mục các đề án và cơ chế chính sách thực hiện
Chiến lược phát triển KBNN đến 2020 và được điều
chỉnh lộ trình thực hiện tại Quyết định 739/QĐ-BTC
ngày 11/4/2014, thời gian thực hiện từ năm 2011-
2020), sau nhiều lần chỉnh sửa, hoàn thiện, thì nội
dung chính của phương án được lựa chọn để triển
khai thực hiện của đề án đó là: “Thống nhất đầu
mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống
KBNN theo hướng tập trung vào một đầu mối.
Theo đó, chuyển nhiệm vụ kiểm soát chi thường
xuyên từ phòng/bộ phận Kế toán sang cho phòng/
bộ phận Kiểm soát chi thực hiện kiểm soát, bao
gồm từ khâu: Tiếp nhận hồ sơ giấy hoặc tiếp nhận
hồ sơ điện tử trên dịch vụ công; Kiểm soát hồ sơ;
Nhập yêu cầu thanh toán”.
Hiện nay, KBNN đang quyết liệt, gấp rút để
hoàn thành các điều kiện cần thiết và thực hiện
các công việc cụ thể nhằm triển khai có hiệu quả
đề án như: Hoàn thành việc báo cáo Bộ Tài chính
để phê duyệt chủ trương và phê duyệt kế hoạch,
lộ trình triển khai, thực hiện đề án; Hoàn thiện
quy trình nghiệp vụ về kiểm soát chi NSNN, triển
khai thí điểm việc thống nhất đầu mối kiểm soát
chi NSNN qua hệ thống KBNN theo hướng tập
trung tại KBNN Phú Thọ và KBNN Thừa Thiên
Huế (tháng 5/2017); Tổ chức tập huấn, đào tạo
quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN sau khi
thống nhất đầu mối kiểm soát chi; đào tạo cơ chế,
chính sách liên quan đến công tác kiểm soát chi
NSNN cho cán bộ; Chỉ đạo KBNN địa phương xây
dựng phương án nhân sự, cũng như chuẩn bị cơ
sở vật chất, phương tiện làm việc tại từng đơn vị
phù hợp, thuận lợi trong điều kiện thống nhất đầu
mối kiểm soát chi NSNN tại từng địa phương…..
Tiến tới, tổng kết, đánh giá việc triển khai thí điểm,
hoàn thiện quy trình nghiệp vụ và báo cáo bộ Tài
chính, để triển khai diện rộng trong phạm vi toàn
quốc vào tháng 10/2017.
Với quyết tâm của cả hệ thống KBNN, đồng
sức, đồng lòng cùng hướng tới mục tiêu cải cách
hành chính, giảm bớt đầu mối làm việc, nâng cao
và cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng ngày
một tốt hơn, tiến tới hình thành kho bạc điện tử, rút
ngắn thời gian kiểm soát chi NSNN, đảm bảo an
toàn tiền và tài sản của nhà nước, tạo thuận lợi tối
đa và đem lại sự hài lòng cho các đơn vị đến giao
dịch tại KBNN. Tuy nhiên, bước đầu triển khai
thực hiện khó có thể tránh khỏi những rào cản và
thách thức. Vì vậy, hệ thống KBNN cần làm tốt
công tác chính trị tư tưởng và công tác đào tạo, tập
huấn quy trình nghiệp vụ, cũng như sử dụng các
chương trình ứng dụng. Đặc biệt, tăng cường công
tác tuyên truyền, phổ biến thông tin để mọi công
chức trong hệ thống KBNN nhận thức đúng đắn về
ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, xu thế phát triển
của kho bạc và công nghệ quản lý hiện đại, đặc
biệt là CNTT đối với quá trình cải cách, hiện đại
hóa hoạt động KBNN, để có các biện pháp thích
hợp. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc
thù cho phép triển khai sớm các hạng mục về mua
sắm, đầu tư các dự án CNTT, đặc biệt là dự án An
toàn bảo mật để đáp ứng kịp với yêu cầu cấp bách
về An toàn bảo mật hệ thống thông tin trong các cơ
quan nhà nước hiện nay theo Chỉ thị 897/CT-TTg
ngày 10/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ…
Từ tháng 3/2016 đến tháng 3/2017, hệ thống
KBNN đã tiếp nhận 2.582 hồ sơ trên dịch vụ
công, trong đó, hồ sơ đã giải quyết là 2.574 bộ
hồ sơ (các hồ sơ xử lý thành công là 2.384 hồ
sơ, các hồ sơ từ chối thanh toán là 190 hồ sơ; 8
hồ sơ đang chờ xử lý).
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...110
Powered by FlippingBook