TCTC ky 1 thang 12 - page 100

102
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
ngoài việc nhập khẩu ồ ạt linh kiện, nguyên liệu để
lắp ráp, các doanh nghiệp trong nước đã hình thành
ý tưởng chiến lược xây dựng thương hiệu riêng cho
các sản phẩmViệt Nam. Điều này tạo nền tảng cho sự
xuất hiện và phát triển các cơ sở lắp ráp chuyên dụng,
tiếp cận công nghệ mới để học tập và sáng tạo tiến
tới xóa bỏ khoảng cách với các công ty nước ngoài…
Thực tế cho thấy, quá trình nội địa hóa các sản
phẩm điện tử Việt Nam vẫn đang bị tác động, bị chi
phối bởi các công ty nước ngoài, vì trình độ công
nghệ sản xuất của ngành điện tử Việt Nam vẫn còn
quá xa so với các nước trong khu vực. Những thành
quả mà ngành Công nghiệp điện tử đạt được hiện
nay, (chủ yếu là do doanh nghiệp nước ngoài đảm
nhận). Khu vực doanh nghiệp FDI vẫn chiếm ưu
thế với hơn 70% doanh thu nội địa và gần 90% kim
ngạch xuất khẩu, vai trò của doanh nghiệp trong
nước còn mờ nhạt, phần lớn chủ yếu tham gia vào
các công đoạn lắp ráp, cung cấp dịch vụ và linh kiện
đơn giản nên giá trị gia tăng thấp, thiếu sức cạnh
tranh hoặc thiếu định hướng chiến lược rõ ràng.
Việc thiếu chiến lược dài hạn, thị trường điện tử
Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng. Việt Nam
hiện nay đang trở thành công xưởng sản xuất hàng
điện tử của thế giới và là điểm đến hấp dẫn của
dòng vốn FDI trong ngành Công nghiệp điện tử.
Cụ thể, hiện nay lĩnh vực này thu hút hơn 10 tỷ
USD vốn FDI với các tên tuổi lớn như Samsung,
Foxconn, LG, Panasonic, intel… kéo theo sự xuất
hiện các doanh nghiệp cung ứng linh phụ kiện cho
các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, ti vi…
Chỉ tính riêng 4 công ty thành viên của Samsung
Electronics đạt doanh thu 27,4 tỷ USD trong nửa
đầu năm 2017, lợi nhuận sau thuế đạt 3,1 tỷ USD.
Giải pháp phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả ngành Công nghiệp điện
tử trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu vào nền
kinh tế thế giới, Việt Nam cần tập trung nghiên cứu,
xây dựng các dự án cấp quốc gia nhằm xác định rõ
chiến lược phát triển của Ngành; trong đó, tập trung
vào một số giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất,
cần xác định công nghiệp điện tử là
ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc
dân để có kế hoạch dài hạn phát triển ngành hàng,
có sự quan tâm đầu tư thích đáng; Xây dựng và ban
hành Nghị định về phát triển công nghiệp điện tử,
trong đó quy định các biện pháp tổng hợp như phát
triển kỹ thuật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tài chính, bảo
đảm vị trí, khai thác thị trường…
Thứ hai
, xác định các sản phẩm điện tử cần phát
triển, đưa ra các biện pháp thúc đẩy; Xem xét ưu
đãi hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho
các công đoạn nghiên cứu, phát triển, sản xuất thử
nghiệm sản phẩm và các chương trình xúc tiến
thương mại, các hỗ trợ đầu tư sản xuất tại các khu
công nghiệp tập trung; Ưu tiên phát triển một số
lĩnh vực của công nghiệp hỗ trợ.
Thứ ba,
xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu
thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ cao,
có hàm lượng trí tuệ cao, tận dụng lợi thế và thiết
kế, tích hợp hệ thống và khả năng lập trình để có
những sản phẩm có giá trị cao; Tiếp tục đầu tư hoàn
thiện các công trình hạ tầng phát triển Ngành như
các trung tâm đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, khu
công nghệ cao, công viên phần mềm…
Thứ tư,
nghiên cứu xây dựng và ban hành các
tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật tương thích, hài hòa
với chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực điện tử; Xây
dựng hệ thống các phòng đo kiểm chất lượng sản
phẩm điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế; Có chính sách
phù hợp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
và chuyển giao công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất
các sản phẩm công nghệ cao, hàm lượng trí tuệ cao.
Thứ năm,
tiếp tục cải thiện môi trường kinh
doanh, hoàn thiện pháp luật để thu hút được nhiều
vốn đầu tư nước ngoài và lựa chọn các sản phẩm,
các công đoạn sản xuất trọng điểm tập trung đầu
tư, chỉ đạo phương hướng phát triển phù hợp với
hệ thống sản xuất khu vực và thế giới. Bên cạnh đó,
mỗi doanh nghiệp cũng cần xác định phân khúc
sản phẩm và khách hàng phù hợp cũng như tính
đến khả năng đón lõng xu hướng tiêu dùng và phát
triển công nghệ chung của thế giới...
Thứ sáu,
ưu tiên đầu tư nguồn vốn ngân sách cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân
lực, nghiên cứu phát triển, xúc tiến thương mại công
nghiệp điện tử; Minh bạch hóa cơ chế chính sách
và thực hiện nghiêm túc bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp ngành công nghiệp điện tử.
Tài liệu tham khảo:
1. Cao Bảo Anh, Đẩy mạnh phát triển công nghiệp điện tử trở thành ngành
công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, Cục Công nghiệp (Bộ
Công Thương);
2. Vũ Thị Thanh Huyền, Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam,
Đại học Thương mại;
3. Bùi Bài Cường, Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu công nghệ điện tử, kinh
nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Vụ Công nghệ Thông tin và Truyền
thông (Bộ Thông tin và Truyền thông);
4. ThS. Đỗ Thị Thúy Hương, Liên kết doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội
trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp điện
tử Việt Nam.
1...,90,91,92,93,94,95,96,97,98,99 101,102,103,104,105,106,107,108,109,110,...114
Powered by FlippingBook