TCTC ky 1 thang 12 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
7
43/2006/NĐ-CP. Cụ thể gồm:
Một là,
các ĐVSNCL được giao tự chủ nhưng
vẫn bị ràng buộc bởi các quy định mang tính chất
kỹ thuật. Ví dụ như, trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo, các trường phải tuân thủ mức trần học phí do
Nhà nước quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP.
Trong khi đó, mức học phí do Nhà nước quy định
chưa đảm bảo bù đắp đủ chi phí hoạt động cần
thiết của cơ sở giáo dục đại học công lập, chưa sát
với yêu cầu chi phí đặc thù của từng ngành, nghề
đào tạo cũng như chưa gắn với yêu cầu về chất
lượng, thương hiệu của từng cơ sở giáo dục đại
học công lập;
Hai là,
cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước
(NSNN) cho các ĐVSNCL còn mang tính bình quân
và dựa trên các yếu tố đầu vào mà chưa gắn với kết
quả, hiệu quả hoạt động;
Ba là
, khó khăn trong việc triển khai thực hiện xã
hội hóa và liên doanh liên kết do quy định còn chưa
cụ thể, rõ ràng;
Bốn là,
tự chủ về nhân sự bị hạn chế do cấp trên
vẫn giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp…
Xuất phát từ những hạn chế trong thực hiện Nghị
định 43/2006/NĐ-CP, ngày 14/02/2015, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự
chủ của ĐVSNCL thay thế cho Nghị định 43/2006/
NĐ-CP. Trong đó, Nhà nước khuyến khích và tạo
điều kiện cho tất cả các ĐVSNCL có đủ điều kiện,
cam kết tự đảm bảo kinh phí hoạt động chi thường
xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu
trách nhiệm toàn diện về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
nhân sự và tài chính. Cơ chế phân bổ NSNN gắn với
số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ sự nghiệp
công được cung cấp thông qua phương thức đấu
thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
Các ĐVSNCL được Nhà nước giao cung cấp
dịch vụ công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí
sẽ được NSNN hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu
trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công. NSNN chỉ
đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đối với
ĐVSNCL được Nhà nước giao dự toán theo nhiệm
vụ, trên cơ sở số lượng người làm việc được cấp có
thẩm quyền phê duyệt và định mức phân bổ dự
toán được cấp có thẩm quyền quyết định. Đồng
thời, Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng
chính sách (người có công, người nghèo...) sử dụng
dịch vụ sự nghiệp công, phù hợp với lộ trình giá
dịch vụ sự nghiệp công. Theo đó, sẽ từng bước thu
hẹp đối tượng, phạm vi các ĐVSNCL được hỗ trợ
chi thường xuyên từ NSNN so với hiện nay; chỉ có
dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN mới được
Nhà nước hỗ trợ kinh phí…
Những vấn đề đặt ra
trong quá trình thực hiện đổi mới
Trong những năm qua, cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với các ĐVSNCL
đã có nhiều đổi mới. Các cấp, các ngành đã tích
cực triển khai chủ trương về đổi mới hệ thống tổ
chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của các ĐVSNCL và đạt được những kết
quả bước đầu quan trọng. Hệ thống các ĐVSNCL
với sự tham gia của đông đảo đội ngũ trí thức, các
nhà khoa học, nhà giáo dục và nhà văn hoá đã góp
phần thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững,
phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng
giới, nâng cao sức khoẻ nhân dân, góp phần bảo
đảm bền vững môi trường…
Hệ thống cung ứng dịch vụ sự nghiệp công đã
hình thành ở hầu hết các địa bàn, lĩnh vực; mạng
lưới cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trải rộng
đến tận khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa
bàn khó khăn, biên giới, hải đảo trong cả nước. Các
ĐVSNCL giữ vai trò chủ đạo, vị trí then chốt trong
cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và thực hiện chính
sách an sinh xã hội. Hệ thống pháp luật về đơn vị
sự nghiệp công từng bước được hoàn thiện. Chính
sách xã hội hoá cung ứng dịch vụ sự nghiệp công
đã góp phần mở rộng mạng lưới, tăng quy mô, số
lượng và nâng cao chất lượng các đơn vị sự nghiệp
ngoài công lập.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả trên, quá
trình đổi mới đơn vị sự nghiệp công cũng cho thấy
nhiều hạn chế, thách thức:
Một là,
mặc dù hệ thống pháp luật về ĐVSNCL
đã từng bước được hoàn thiện nhưng nhiều văn
bản pháp luật về ĐVSNCL còn ban hành chậm,
hoặc chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu
cầu thực tiễn đặt ra. Điều này đã làm nảy sinh một
số thách thức về yêu cầu cung cấp dịch vụ có chất
lượng để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và cạnh
tranh được với các đơn vị cung ứng dịch vụ ngoài
công lập; điều kiện cơ sở vật chất, tiêu chuẩn trình
độ đội ngũ cán bộ có năng lực trong cung cấp dịch
vụ công đòi hỏi các các ĐVSNCL phải tăng cường
đầu tư, có chính sách ưu đãi thu hút, đãi ngộ cán bộ
đáp ứng yêu cầu của xã hội...
Hai là,
trong tổ chức bộ máy, nhân sự quy định
về xác định vị trí việc làm còn chưa cụ thể, khó thực
hiện nên gây khó khăn cho các ĐVSNCL trong công
tác tuyển dụng.
Ba là,
công tác đổi mới hệ thống tổ chức các
ĐVSNCL còn chậm. Quy hoạch mạng lưới
ĐVSNCL chủ yếu còn theo đơn vị hành chính,
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...114
Powered by FlippingBook