TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
15
toán. Việc đánh giá lại giá trị tài sản chỉ thực hiện
trong các trường hợp như: Kiểm kê, đánh giá lại
tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ; Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ
quan, người có thẩm quyền phê duyệt; Giao, kiểm
kê, điều chuyển những tài sản chưa được hạch toán
trên sổ kế toán; Bán, thanh lý tài sản công, tài sản bị
hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc
nguyên nhân khác; Sử dụng tài sản để liên doanh,
liên kết, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; Xử
lý tài sản công khi chuyển đổi mô hình hoạt động
của ĐVSNCL và trường hợp khác theo quy định
của pháp luật.
Thứ ba,
tạo cơ chế cho ĐVSNCL huy động các
nguồn lực của xã hội để đầu tư cơ sở vật chất cung
cấp dịch vụ công. Theo đó, các ĐVSNCL được đầu
tư xây dựng công trình sự nghiệp theo hình thức
đối tác công - tư; Được sử dụng tài sản để thanh
toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT; Được sử
dụng tài sản của đơn vị để thế chấp hoặc thực hiện
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác.
Đồng thời, Luật cũng khẳng định, không bố trí vốn
đầu tư công, NSNN để đầu tư xây dựng mới, mua
sắm tài sản chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh,
cho thuê, liên doanh, liên kết.
Thứ tư,
quy định rõ việc tính hao mòn và trích
khấu hao tài sản cố định tại ĐVSNCL. Theo đó,
tài sản cố định tại ĐVSNCL được tính hao mòn.
Các tài sản cố định tại ĐVSNCL phải trích khấu
hao gồm: Tài sản cố định tại ĐVSNCL tự bảo đảm
chi thường xuyên và chi đầu tư; Tài sản cố định
tại ĐVSNCL thuộc đối tượng phải tính đủ khấu
hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định
của pháp luật; Tài sản cố định của ĐVSNCL khác
được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê,
liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật.
Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân
bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh
doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán
chi phí của từng hoạt động tương ứng. Số tiền trích
khấu hao tài sản cố định được bổ sung quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp của ĐVSNCL để bổ sung
nguồn lực giúp các đơn vị tái tạo, tăng cường cơ sở
vật chất. Riêng tài sản cố định được đầu tư, mua
sắm từ nguồn vốn vay, vốn huy động thì số tiền
trích khấu hao tài sản cố định được dùng để trả
nợ trước khi bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp của đơn vị.
Thứ năm,
bổ sung quy định về việc xử lý tài sản
khi chuyển đổi mô hình hoạt động của ĐVSNCL
thành DN (bao gồm cả việc cổ phần hóa). Theo đó,
khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
tài sản nhà nước, nguồn ngân sách trong nguyên giá
chiếm khoảng 85%), đầu tư theo hình thức đối tác
công - tư chưa được áp dụng nhiều. Việc thực hiện
chính sách khuyến khích xã hội hóa lĩnh vực giáo
dục chưa được quan tâm đúng mức. Quỹ nhà, đất
thuộc sở hữu nhà nước do các ĐVSNCL quản lý, sử
dụng có số lượng và giá trị rất lớn nhưng hiệu suất
sử dụng, khai thác chưa tương xứng. Cơ chế xử lý
tài sản công còn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún
do nhiều chủ thể cùng thực hiện.
Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất đã được
thực hiện từ những năm 2006 - 2010 và giữ nguyên
cho đến hiện nay, vì vậy, giá trị quyền sử dụng đất
đang theo dõi trên sổ kế toán của đơn vị và CSDL
về tài sản nhà nước thấp hơn so với mức giá hiện
tại rất nhiều, chưa phản ánh đúng giá trị thực tế
của tài sản.
Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ đã giao
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành,
địa phương tổ chức đánh giá tình hình triển khai
Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008;
Rà soát hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan
đến việc quản lý, sử dụng tài sản công; Nghiên cứu
kinh nghiệm quốc tế, xây dựng dự thảo Luật Quản
lý, sử dụng tài sản công; Lấy ý kiến của các đối
tượng chịu sự tác động của luật, các nhà khoa học,
các chuyên gia... trên cơ sở đó, báo cáo Chính phủ
để trình Quốc hội.
Ngày 21/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để thay thế cho
Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008.
Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
Với việc ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công, cơ chế quản lý tài sản công tại ĐVSNCL tiếp
tục được đổi mới mạnh mẽ với nhiều nội dung chủ
yếu sau:
Thứ nhất,
không thực hiện chia ĐVSNCL thành
ĐVSNCL tự chủ tài chính và ĐVSNCL chưa tự chủ
tài chính như quy định của Luật Quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước. Việc không phân chia đơn vị sự
nghiệp nhằm thống nhất cách phân loại ĐVSNCL
về tài chính và tài sản, tạo cơ hội cho tất cả các đơn
vị có đủ điều kiện có thể được sử dụng, khai thác tài
sản công hiện có, gắn với việc huy động các nguồn
lực của xã hội để đầu tư phát triển, khai thác nguồn
lực tài chính từ tài sản công tại ĐVSNCL.
Thứ hai,
bỏ quy định về việc xác định giá trị tài
sản để giao cho ĐVSNCL quản lý theo cơ chế giao
vốn cho DN nhằm giảm thủ tục hành chính, chi
phí cho Nhà nước và đơn vị. Nguyên nhân là do
các đơn vị hiện nay đều đã thực hiện việc hạch
toán, theo dõi tài sản và giá trị tài sản trên sổ kế