TCTC ky 1 thang 12 - page 14

16
Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
quyền chuyển đổi mô hình hoạt động của ĐVSNCL
thành DN, các công việc phải thực hiện gồm: Tổ
chức kiểm kê, phân loại tài sản đang quản lý, sử
dụng; Xử lý đôi vơi tài sản thưa, thiêu, tài sản không
có nhu cầu sử dụng, tài sản chờ thanh lý theo chê đô
quy đinh; Xac đinh gia tri tai san đê tính vào gia tri
ĐVSNCL được chuyên đôi; Quyết định giao tài sản
công của ĐVSNCL cho DN sau khi chuyển đổi; Bàn
giao tài sản cho DN được chuyển đổi từ ĐVSNCL;
Sau khi nhận bàn giao, DN được chuyển đổi từ
ĐVSNCL phải hoàn thành hồ sơ về tài sản, đất đai
và gửi đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện
chuyển quyền quản lý, sử dụng tài sản từ ĐVSNCL
sang DN; Thực hiện thủ tục hành chính và nghĩa vụ
tài chính theo quy định của pháp luật về đất đai và
pháp luật có liên quan.
Thứ sáu,
trao quyền tự chủ mạnh hơn cho các
đơn vị và thủ trưởng các ĐVSNCL (đặc biệt là các
đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên trở lên)
trong việc đầu tư, mua sắm, quyết định định mức
sử dụng tài sản chuyên dùng; Sử dụng tài sản công
vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên
kết; Xử lý tài sản công gắn với việc công khai, minh
bạch, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.
Ngoài các nội dung trên, Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công còn có nhiều quy định khác nhằm bảo
đảm việc quản lý, sử dụng tài sản công tại ĐVSNCL
được chặt chẽ, tiết kiệm. Đây là cơ sở pháp lý quan
trọng để đổi mới cơ chế và triển khai thực hiện
quản lý, sử dụng tài sản công tại ĐVSNCL trong
giai đoạn tới.
Góp phần bảo đảm và nâng cao
tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Việc mở rộng trao quyền tự chủ cho ĐVSNCL
đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng dịch
vụ công; Tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ
hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ công với chất
lượng ngày càng cao, góp phần cải thiện thu nhập
của người lao động tại các đơn vị sự nghiệp, tuy
nhiên đến nay, hoạt động này vẫn tồn tại một số
khó khăn, vướng mắc. Để bảo đảm và nâng cao tự
chủ tài chính của ĐVSNCL, thời gian tới, cần tập
trung vào một số giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất,
ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quản
lý, sử dụng tài sản công. Theo danh mục được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1357/
QĐ-TTg ngày 13/9/2017, các văn bản quy định chi
tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
gồm: 14 Nghị định của Chính phủ và 3 Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, có nhiều văn
bản trực tiếp điều chỉnh hoặc có liên quan đến quản
lý, sử dụng tài sản công tại các ĐVSNCL như: Nghị
định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý,
sử dụng tài sản công; Các nghị định, quyết định quy
định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc,
cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô, máy móc, thiết
bị; Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản
công; Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công
để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT...
Phần lớn các văn bản hiện đã được Bộ Tài chính
hoàn tất và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
xem xét, ban hành.
Thứ hai,
đổi mới hệ thống tiêu chuẩn, định mức
sử dụng tài sản công để hạn chế việc trang bị bằng
hiện vật, chuyển dần sang cơ chế khoán có tính chất
bắt buộc và thực hiện phương thức thuê dịch vụ và
Nhà nước đặt hàng; Xác định cụ thể từng đối tượng
được trang bị tài sản; đồng thời, xác định công năng
sử dụng của tài sản để trang bị cho nhiều đối tượng
dùng chung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và
thực tế ở từng đơn vị, tuyệt đối không để lãng phí
trong việc trang bị, mua sắm tài sản. Bên cạnh đó,
đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trong quyết định định mức tài sản sử dụng
vào mục đích có tính chất kinh doanh dịch vụ cho
Thủ trưởng ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên
và chi đầu tư; Kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, định
mức sử dụng tài sản ngay từ khâu lập, phê duyệt
kế hoạch xây dựng mới, mua sắm, nâng cấp, cải tạo
công trình sự nghiệp và các tài sản khác.
Thứ ba,
ban hành danh mục tài sản được sử dụng
vào mục đích kinh doanh, tài sản chỉ sử dụng vào
mục đích xã hội phù hợp với từng lĩnh vực hoạt
động sự nghiệp: Y tế, dân số, gia đình; giáo dục
- đào tạo, dạy nghề; khoa học và công nghệ; văn
hóa, thể dục, thể thao; thông tin và truyền thông;
sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Đây là cơ sở
để các bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện việc
quản lý, sử dụng, khai thác tài sản đúng quy định,
không để việc lợi dụng chính sách khai thác tài sản
vào mục đích kinh doanh, xã hội hóa để sử dụng tài
Theo thống kê của Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài
sản nhà nước đến 30/9/2017, tổng 4 loại tài sản
lớn (nhà, đất, xe ô tô, tài sản khác có nguyên giá
từ 500 triệu đồng trở lên) tại đơn vị sự nghiệp
công lập là: 326.112 tài sản (chiếm 64,19% tổng
số lượng tài sản nhà nước khu vực hành chính
sự), với tổng nguyên giá là 792.968,26 tỷ đồng
(chiếm 72,60% tổng giá trị tài sản nhà nước khu
vực hành chính sự nghiệp).
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...114
Powered by FlippingBook