TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
17
giữa các bộ phận, cá nhân trong từng khâu, từng
việc của quy trình quản lý, sử dụng, khai thác tài
sản. Đồng thời, thực hiện nghiêm việc công khai
tình hình quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công
trong đơn vị theo quy chế thực hiện dân chủ ở cơ
sở để cán bộ, viên chức, người lao động giám sát;
Xây dựng các tiêu chí đánh giá và tổ chức đánh giá
hiệu quả quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công;
Thí điểm thực hiện việc thuê tổ chức chuyên nghiệp
quản lý vận hành tài sản công.
Thứ bảy,
nâng cao hiệu quả xử lý tài sản công tại
ĐVSNCL theo hướng công khai, minh bạch. Ứng
dụng công nghệ thông tin để thực hiện và kiểm
soát việc xử lý tài sản công. Sử dụng các tổ chức
cung cấp dịch vụ liên quan đến tài sản công trong
việc xác định giá trị tài sản, lựa chọn nhà đầu tư,
nhà cung cấp, tổ chức đấu giá tài sản có quyết
định bán, thanh lý. Đơn vị được giao xử lý tài sản
có trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình xử lý
tài sản, kể cả trường hợp thuê các tổ chức chuyên
nghiệp thực hiện. Kiểm kê, phân loại tài sản, xác
định giá trị ĐVSNCL chuyển đổi mô hình thành
DN đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền
lợi của Nhà nước.
Thứ tám,
tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác
quản lý tài sản công và nâng cấp CSDL về tài sản
công, bảo đảm từng bước CSDL có đầy đủ thông tin
về tài sản công. Trong đó, đối với tài sản công tại
ĐVSNCL cần bổ sung thông tin về tài sản thương
hiệu, tài sản cố định; thông tin về khai thác tài sản
công như: Tài sản được hình thành từ vốn huy
động, tài sản được hình thành qua liên doanh, liên
kết hoặc đầu tư theo hình thức PPP, kết quả từ việc
sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh dịch vụ...
Thứ chín,
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản công.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
2. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
3. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2016;
4. Các dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
5. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước.
sản sai mục đích.
Thứ tư,
tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản công
trong các ĐVSNCL nhằm nắm rõ về số lượng, chất
lượng, chủ thể quản lý, sử dụng tài sản; đồng thời,
xác định giá trị của tài sản phù hợp với thực tế, đặc
biệt đối với giá trị quyền sử dụng đất.
Trên cơ sở tổng kiểm kê, đánh giá lại tài sản,
thực hiện rà soát, sắp xếp lại toàn bộ tài sản công
đang giao cho các ĐVSNCL quản lý, sử dụng theo
hướng tiếp tục giữ lại sử dụng các tài sản phục vụ
thực hiện nhiệm vụ được giao, phù hợp với tiêu
chuẩn, định mức. Các tài sản không còn nhu cầu
sử dụng hoặc không phù hợp với yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ được thực hiện xử lý bán, thanh lý,
tạo nguồn thu bổ sung Quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp nhằm đầu tư trở lại cho đơn vị; Xử lý
dứt điểm các vi phạm, tồn tại phát hiện qua kiểm
kê, đánh giá lại (như: bố trí nhà ở cho cán bộ, viên
chức trong khuôn viên, cho thuê, cho mượn, bị
lấn chiếm...); Xử lý trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân để xảy ra vi phạm; Chú trọng công tác tổ
chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà,
đất, phương án di dời đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Thứ năm,
Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng cho các cơ sở sự nghiệp công lập; Tập
trung đầu tư xây dựng một số cơ sở dùng chung
như: Trung tâm dữ liệu quốc gia, hệ thống thư viện
điện tử, phòng thí nghiệm trọng điểm, ký túc xá, các
cơ sở văn hóa, thể dục thể thao... Các địa phương
điều chỉnh quy hoạch, dành quỹ đất để xây dựng
các ĐVSNCL hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và
quốc tế. Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng hình thức
đối tác công - tư trong đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất của các ĐVSNCL nhằm sử dụng hiệu quả hơn
quỹ đất hiện có. Theo đó, các cơ sở công lập sử dụng
cơ sở vật chất sẵn có, các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư
xây dựng, cùng nhau phân chia kết quả hoặc khai
thác, vận hành tài sản...
Thứ sáu,
nâng cao chất lượng quản trị tài sản
công của các ĐVSNCL. Các đơn vị cần ban hành,
rà soát Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công nhằm
xác định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của từng
bộ phận, từng cá nhân và mối quan hệ phối hợp
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân