Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 thang 1-2016 - page 10

12
động trong điều hành, đặc biệt là khi Hiệp định TPP
và Việt Nam – EU có hiệu lực thi hành.
Đánh giá chung, với sự nỗ lực, đoàn kết nhất trí,
ngành Tài chính tiếp tục chủ động, sáng tạo, quyết
liệt và linh hoạt trong điều hành nhiệm vụ tài chính -
ngân sách, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ được giao.
Với kết quả thực hiện năm 2015, nhiệm vụ tài chính
- NSNN cả giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những
thành tích đáng ghi nhận. Quy mô thu NSNN giai
đoạn 2011-2015 gấp gần 2 lần giai đoạn 2006-2010. Tỷ
lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN bình quân cao
khoảng 23% GDP, khá sát với Nghị quyết Quốc hội
(không quá 22-23%GDP). Cơ cấu thu chuyển biến tích
cực, thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong
tổng thu NSNN (giai đoạn 2011-2015 khoảng 68%,
năm 2015 khoảng 74%, cao hơn mục tiêu đề ra là 70%).
Tổng chi NSNN 5 năm 2011-2015 xấp xỉ mục tiêu 5
năm đã đặt ra. Quy mô chi NSNN năm 2015 ước tăng
trên 70% so với năm 2010. Tỷ trọng tổng chi NSNN so
GDP giảm dần từ mức trên 30%GDP năm 2010 xuống
khoảng 26% GDP năm 2015.
Nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
tài chính – NSNN
Nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2016 được Đảng,
Quốc hội và Chính phủ giao cho Bộ Tài chính là rất
nặng nề. Năm 2016 dự báo tình hình tiếp tục có nhiều
chuyển biến tích cực hơn so với 2015, tăng trưởng kinh
tế khoảng 6,7%, lạm phát dưới 5%, tổng kim ngạch
xuất khẩu tăng 10%... Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều
thách thức, nhất là những biến động phức tạp, khó
lường trên thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và giá
dầu thô tiếp tục giảm sâu, tác động bất lợi đến cân đối
thu, chi NSNN năm 2016. Đặc biệt, năm 2016 là năm
đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm
2016 - 2020, gắn với những sự kiện trọng đại của đất
nước như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, bầu cử
Quốc hội khóa XIV và hội đồng nhân dân các cấp, đòi
hỏi phải rất quyết tâm, nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ tài chính - NSNN. Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh
tế- xã hội và dự toán NSNN được Quốc hội thông qua,
Bộ Tài chính xác định mục tiêu, giải pháp thực hiện
nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2016 như sau:
Mục tiêu tổng quát: Huy động, phân phối, quản
lý, sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả, công
bằng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội; từng bước
cơ cấu lại NSNN, ưu tiên đầu tư hợp lý cho con
người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội,
đảm bảo quốc phòng, an ninh; đẩy nhanh cải cách
khu vực sự nghiệp công, cải cách thủ tục hành chính
và tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính,
đảm bảo an toàn nợ công.
- Thứ bảy,
thị trường vốn, thị trường chứng khoán
tiếp tục được củng cố, phát triển. Bộ Tài chính tiếp tục
rà soát để hoàn thiện khung khổ pháp lý về thị trường
chứng khoán; trình Chính phủ ban hành Nghị định
số 60/2015/NĐ-CP (trong đó có nội dung mới về tỷ
lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và gắn kết cổ
phần hóa với đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng
khoán). Tập trung vào tái cơ cấu công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ theo hướng giảm số lượng, nâng
cao chất lượng dịch vụ (năm 2015 đã tái cơ cấu 24 công
ty chứng khoán, 8 công ty quản lý quỹ). Năm 2015, số
lượng công ty niêm yết tăng, chỉ số chứng khoán tăng
(khoảng 3,9%), quy mô thị trường tăng khoảng 20% so
với năm 2014 và đạt tỷ lệ 34% GDP.
Đối với thị trường bảo hiểm, Bộ Tài chính đã tập
trung chỉ đạo phát triển các nghiệp vụ, sản phẩm
bảo hiểm mới, như: Bảo hiểm bắt buộc trong xây
dựng, bảo hiểm tàu cá, thuyền viên theo Nghị định
67/2014/NĐ-CP, bảo hiểm hưu trí tự nguyện...; yêu
cầu doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao năng lực tài
chính, quản trị doanh nghiệp (hầu hết các doanh
nghiệp bảo hiểm đều đảm bảo khả năng thanh toán
theo quy định). Năm 2015 doanh thu phí bảo hiểm
toàn thị trường tăng 21,4%, đầu tư trở lại nền kinh tế
tăng 16% so với năm 2014. Các mục tiêu Chiến lược
phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011-2015
đạt được kế hoạch đề ra.
- Thứ tám,
nhằm tăng cường công tác quản lý và
nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, Bộ Tài chính đã
trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/
CT-TTg. Trong điều hành, đã đảm bảo chi trả nợ đầy
đủ, đúng hạn (cả gốc và lãi) trong phạm vi dự toán.
Tăng cường quản lý chặt chẽ nợ của chính quyền địa
phương. Tăng phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn
dài; giảm lãi suất trái phiếu phát hành góp phần đẩy
mạnh tái cơ cấu nợ công. Dư nợ công đến hết năm
2015 đảm bảo các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép,
không tác động lớn đến kinh tế vĩ mô.
- Thứ chín,
Bộ Tài chính đã tích cực tham gia
các hoạt động hợp tác tài chính khu vực ASEAN,
ASEAN+3, APEC, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)
và G20; tích cực triển khai xây dựng phương án đàm
phán, phương án kết thúc các hiệp định thương mại
tự do (FTA). Tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên
quan thực hiện đồng bộ các giải pháp hội nhập và hợp
tác tài chính quốc tế nhằm tăng cường thu hút đầu tư
trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài, thu hút vốn ODA
và các nguồn vốn trung và dài hạn khác thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Thực hiện lộ trình cắt giảm thuế
trong khuôn khổ 10 FTA đã ký kết; tiếp tục rà soát,
xây dựng, chuyển đổi các biểu thuế suất; đánh giá tác
động của các FTA đến thu NSNN để có giải pháp chủ
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...75
Powered by FlippingBook