Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 thang 1-2016 - page 18

20
luân chuyển đến những nơi có sức hấp dẫn nhất,
có hiệu quả cao nhất mà không phân biệt nơi đó
là quốc gia nào trong AEC. Vì vậy, Việt Nam nói
chung, từng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng phải
không ngừng thu hút các nguồn lực tốt nhất, sử
dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực đó cho
phát triển kinh tế, cho sản xuất kinh doanh.
Thứ hai,
thị trường các sản phẩm hàng hóa dịch
vụ AEC rộng mở cho tất cả các doanh nghiệp thuộc
AEC theo quy tắc thị trường chung không còn bị chia
cắt bởi các hàng rào thuế quan cũng như phi thuế
quan. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải
cạnh tranh một cách bình đẳng. Sự tồn tại và phát
triển của mỗi doanh nghiệp chỉ còn phụ thuộc vào
sức cạnh tranh của chính doanh nghiệp đó trong việc
cung cấp các sản phẩm hàng hóa dịch vụ cho hàng
trăm triệu người thuộc AEC với chất lượng tốt nhất,
đáp ứng nhu cầu cao nhất và giá cả cạnh tranh nhất.
Thứ ba,
AEC không chỉ yêu cầu sự đồng nhất về
các yếu tố thị trường mà còn tiến tới hài hòa hóa thể
chế kinh tế giữa các quốc gia thành viên. Do đó, các
cơ chế chính sách và thủ tục hành chính liên quan
đến kinh tế sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với
chuẩn mực của AEC. Hơn nữa, thông qua cải cách
thể chế kinh tế, Việt Nam cũng như các thành viên
khác của AEC sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia không chỉ trong khuôn khổ AEC mà còn trên
phạm vi châu lục và toàn cầu.
Thứ tư,
quan hệ kinh tế, cả thương mại và đầu tư
giữa Việt Nam với các nước trên thế giới nhất định
sẽ có những thay đổi quan trọng, khi chuyển từ quan
hệ song phương và đa phương truyền thống sang
quan hệ với tư cách thành viên của một khối kinh tế
thống nhất AEC. Qua đó, quan hệ kinh tế quốc tế sẽ
có những thay đổi cơ bản cả về lượng lẫn chất.
Rõ ràng, lường trước những cơ hội và thách thức,
đồng thời chuẩn bị tốt để nắm bắt cơ hội và vượt
qua thách thức từ tham gia AEC không chỉ là công
việc của Chính phủ, của các bộ, ngành mà còn là
trọng tâm của các cấp chính quyền địa phương, của
mỗi doanh nghiệp, thậm chí là của mỗi người dân.
FTA và doanh nghiệp Việt Nam
Dù muốn hay không thì hàng chục vạn doanh
nghiệp Việt Nam đều chịu tác động hoặc trực tiếp
hoặc gián tiếp từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế với các mức độ khác nhau tùy theo lĩnh vực hoạt
động và khả năng ứng phó của mỗi doanh nghiệp.
Do những hạn chế của đại đa số doanh nghiệp Việt
Nam như quy mô nhỏ, thiếu năng lực tài chính,
quản lý, công nghệ lạc hậu, năng suất và sức cạnh
tranh thấp nên không ít người lo ngại doanh nghiệp
thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị,
ô tô, đồ uống có cồn, một số loại nông sản của EU.
EU duy trì vị thế đối tác thương mại lớn thứ 2 và là
thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau Mỹ.
Tính riêng 11 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu sang EU
đạt 28,1 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước
và nhập khẩu từ EU đạt 10 tỷ USD (tăng 24,2%) đưa
tổng thương mại hai chiều lên tới 38,1 tỷ USD (tăng
hơn 13% so với cùng kỳ năm 2014). Đáng chú ý, cơ cấu
xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung
cao, ít có tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp với nhóm
hàng xuất khẩu chủ lực và truyền thống của Việt Nam
sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản.
EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam khi tính đến
hết nửa đầu năm 2015 đã có 23 trong số 28 nước EU
đầu tư hơn 2.100 dự án còn hiệu lực vào Việt Nam với
tổng vốn đầu tư đăng ký trên 38,4 tỷ USD.
EVFTA còn được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy luồng
vốn đầu tư với các dự án chất lượng cao của EU
vào Việt Nam, biến Việt Nam thành địa bàn trung
chuyển, kết nối hoạt động thương mại và đầu tư
của EU với các quốc gia trong khu vực.
Cánh cửa AEC đã rộng mở
Từ đầu năm 2016 Việt Nam sẽ chính thức tham
gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). AEC là một
trong những bước tiến quan trọng nhất trong tiến
trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu của nước
ta. Đứng trước ngưỡng cửa AEC với nhiều cơ hội
và thách thức đan xen, nếu biết tận dụng tốt cơ hội
từ AEC thì kinh tế Việt Nam có thể bứt phá ngoạn
mục, khẳng định vị thế trong khu vực và vươn ra
thế giới, nếu không, cơ hội sẽ trở thành thách thức.
Ngược lại, thách thức từ mức độ cạnh tranh cao
ngay trong khu vực buộc chúng ta phải thay đổi,
phải vượt lên chính mình lẫn đối thủ cạnh tranh, có
như vậy mới có thể biến thách thức thành cơ hội.
Trước hết,
thị trường các yếu tố đầu vào cho hoạt
động sản xuất kinh doanh sẽ trở nên thống nhất
giữa các thành viên AEC. Theo đó, nguồn nguyên
nhiên vật liệu, sức lao động, vốn đầu tư sẽ tự do
Đến cuối năm 2015, Việt Nam đã ký 10 hiệp định
thương mại tự do, cả song phương và đa phương;
đồng thời, đã hoàn tất đàm phán 2 Hiệp định FTA
có tính đột phá là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương và Hiệp định Việt Nam – EU.
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...75
Powered by FlippingBook