TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
17
tiêu kế hoạch của Chính phủ đề ra là 6,7%). Trong
khi đó, theo đánh giá của khối Nghiên cứu Kinh tế
thuộc ngân hàng HSBC, mục tiêu tăng trưởng 6,7%
trong năm 2016 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ
đạt được tăng trưởng xuất khẩu đang phục hồi ở
mức hai con số phản ánh ở các khoản đầu tư mới;
nhu cầu tiêu dùng nội địa sẽ vẫn tăng mạnh nhờ
vào chi tiêu cá nhân dồi dào cộng với lãi suất hỗ
trợ vẫn ở mức thấp.
Cơ hội và thách thức từ hội nhập
Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Về cơ bản, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán hàng
loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
(TPP, AEC và EVFTA) vốn không chỉ bó buộc trong
các điều khoản về thương mại truyền thống mà còn
mở rộng ra những vấn đề liên quan tới thể chế kinh
tế như: Khung khổ pháp lý liên quan tới sở hữu trí
tuệ, DN nhà nước, đầu tư, dịch vụ tài chính, mua
sắm chính phủ… Điều này củng cố thêm nhiều cơ
hội và động lực phát triển cho Việt Nam trong năm
2016, cũng như tạo thêm lực đẩy cho quá trình tái
cơ cấu nền kinh tế.
Tuy nhiên, hội nhập luôn mang lại cả cơ hội
và thách thức cho các bên tham gia. Quá trình hội
nhập của Việt Nam trong vài thập kỷ gần đây đã
giúp mang lại nhiều thành tích về tăng trưởng
kinh tế, đầu tư, xuất khẩu và cải thiện thu nhập
cho người lao động. Mức độ mở cửa càng lớn
đồng nghĩa với rủi ro từ bên ngoài càng cao và
thậm chí có thể làm xấu đi những rủi ro nội tại.
Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới đã từng nhận được rất nhiều kỳ vọng lớn
lao, nhưng nguồn vốn lớn ồ ạt đổ vào Việt Nam
đi kèm với chính sách tiền tệ chưa linh hoạt đã tạo
“bong bóng” bất động sản và tạo ra siêu lạm phát
giai đoạn 2007-2008.
Sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu và đầu tư nước
ngoài, những yếu kém và lãng phí nguồn lực tại
các DN nhà nước là những cảnh báo Việt Nam
không nên tự mãn với việc tham gia những hiệp
định thương mại tự do đầy hứa hẹn như: TPP, AEC
hay EVFTA. Tại thời điểm này, khu vực tư nhân tại
Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao khi so sánh
với các DN có vốn đầu tư nước ngoài. DN tư nhân
tại Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là các DN vừa
và nhỏ, bất lợi cả về quy mô cũng như hiệu quả
hoạt động so với nhóm DN có vốn đầu tư nước
ngoài. Đặc biệt, khi TPP có hiệu lực, dòng vốn FDI
được kỳ vọng sẽ tăng mạnh, đi đôi với yêu cầu đối
xử bình đằng giữa các loại hình DN, các DN trong
nước gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh ngay
trên sân nhà.
Khó khăn đến từ bên ngoài
Ngoài những tác động từ quá trình hội nhập,
tình hình kinh tế thế giới đầy biến động cũng sẽ
gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam.
Thứ nhất,
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi
suất cơ bản đồng thời gợi mở khả năng sẽ có 4
đợt tăng lãi suất trong năm 2016. Động thái này
không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ mà còn
ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Một trong những
thay đổi rõ rệt nhất là sự lên giá của USD. Trong
khi đó, VND hiện vẫn đang được neo giữ với USD
sẽ có xu hướng tăng giá thực so với các đồng tiền
còn lại. Điều này có thể gây ra những tác động
tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu và làm trầm
trọng hơn tình trạng thâm hụt cán cân thương
mại trong năm 2016.
Thứ hai,
kinh tế Trung Quốc được dự báo tiếp tục
giảm tốc trong năm 2016 cùng với chính sách tỷ giá
khó lường trước của Ngân hàng Trung ương Trung
Quốc buộc các nhà điều hành chính sách trong nước
phải tỉnh táo hơn trong mỗi tình huống. Biến động
tỷ giá NDT/USD kể từ sau ngày 11/8/2015 cho thấy,
những dấu hiệu của sự thay đổi trong cách tiếp cận
của Trung Quốc về quản lý kinh tế theo hướng tự do
hóa hơn. Đặc biệt, khả năng đồng NDT tiếp tục giảm
giá so với USD trong năm 2016 là tương đối lớn khi
mà đồng tiền này đã liên tục mất giá gần 3% trong hai
tháng cuối năm.
Thứ ba,
các kịch bản giá dầu
thô tiếp tục giảm sâu vẫn
được đưa ra xem xét trên
thế giới. Không loại trừ khả
năng giá dầu có thể chạm
mức 20 USD/thùng vào cuối
năm 2016. Nếu điều này xảy
ra, thu ngân sách từ dầu thô
của nước ta sẽ tiếp tục suy
giảm, khiến cho cán cân
ngân sách trở nênmất cân
đối nghiêm trọng hơn
trong thời gian tới. Điều
này buộc Chính phủ
phải xem xét tới khả
năng thắt chặt chi
tiêu cũng như cơ
cấu lại các nguồn
chi thường xuyên
một cách hợp lý
hơn.