TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
21
năm đều tăng cao, góp phần tạo thêm nguồn thu
NSNN bù đắp cho phần giảm thu do cắt giảm thuế
quan, khi quy mô thương mại tăng và quy mô các
khoản thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng
và thuế môi trường từ hàng nhập khẩu cũng tăng
theo. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 lên mức
kỷ lục 150 tỷ USD – gấp hơn hai lần so với năm 2010
và gấp gần 5 lần so với năm 2005.
Tương tự, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2014
là 148 tỷ USD – tăng gần 75% so với năm 2010 và
gấp 4 lần so với năm 2005. Theo đó, thu cân đối từ
xuất nhập khẩu năm 2014 được 160.800 tỷ đồng –
tăng hơn 23% so với năm 2010 và gấp hơn 4,2 lần so
với năm 2005.
Thứ hai,
với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
thường xuyên ở mức 150-160% GDP, nên khi hàng
rào thuế quan được dỡ bỏ theo cam kết đã tác động
tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp hoạt
động xuất nhập khẩu cũng như doanh nghiệp thuần
túy hoạt động trên thị trường trong nước. Do đó,
những khoản thu tăng thêm từ thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế giá trị gia tăng… nhờ cải thiện kết quả
sản xuất kinh doanh của sản xuất kinh doanh trong
nước cũng tăng lên, bù đắp và thậm chí vượt phần
hụt thu do thực hiện cam kết FTA.
Thứ ba,
sức ép từ giảm thu thuế nhập khẩu theo
lộ trình thực hiện các cam kết FTA, thúc đẩy cơ quan
quản lý thu NSNN cơ cấu lại theo hướng giảm dần sự
phụ thuộc vào các nguồn thu từ xuất khẩu và nhập
khẩu, kể cả xuất khẩu dầu thô và khoáng sản thô để
chuyển sang khai thác tốt hơn các nguồn thu từ hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nước, vừa bền vững
hơn, chủ động hơn và cũng thực chất hơn. Trên thực
tế, tỷ trọng thu cân đối từ xuất nhập khẩu trong tổng
thu NSNN đã tăng từ 16,7% năm 2005 lên 22,1% năm
2010 và giảm xuống còn 19% năm 2014.
Như vậy, mặc dù các cam kết FTA có tác động
trực tiếp làm giảm nguồn thu NSNN song đã và
đang được hóa giải bởi tác động gián tiếp giúp
tăng thu NSNN, đồng thời chuyển dịch cơ cấu thu
NSNN. Tuy nhiên, quá trình khả quan này chỉ được
phát huy và duy trì khi và chỉ khi khu vực kinh tế
trong nước – cơ sở thu quan trọng nhất của NSNN
thực sự tận dụng được những lợi thế và cơ hội từ
thực hiện các cam kết FTA để mở rộng thị trường,
nâng cao sức cạnh tranh, hoạt động hiệu quả ngay
trên “sân nhà” lẫn trên “sân chơi” khu vực và thế
giới trong bối cảnh hàng rào bảo hộ bằng thuế quan
bị dỡ bỏ. Theo đó, một chính sách thu NSNN nhằm
nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu đóng vai trò
đặc biệt quan trọng.
Việt Nam sẽ thua ngay trên “sân nhà”, thậm chí lâm
vào tình thế buộc phải giải thể hay phá sản trước
áp lực hội nhập, trong khi tuyệt đại đa số doanh
nghiệp hiện còn mơ hồ về hội nhập cũng như tác
động của nó.
Để mỗi doanh nghiệp Việt thực sự quan tâm đến
hội nhập, tận dụng tốt cơ hội và vượt qua thách thức
từ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, có rất nhiều việc
phải làm song có lẽ quan trọng, cấp bách và thiết
yếu nhất là thiết lập một hệ thống cung cấp thông
tin cụ thể, thiết thực nhằm giúp doanh nghiệp nắm
bắt thông tin cần thiết một cách nhanh nhất, đầy
đủ và chính xác nhất. Căn cứ vào đó, mỗi doanh
nghiệp tự xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh
của mình thích nghi với điều kiện hội nhập, kể cả
chuyển hướng sản xuất kinh doanh hay thậm chí
ngừng sản xuất kinh doanh để dành nguồn lực xã
hội cho các doanh nghiệp khác trên cơ sở tự đánh
giá lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin hội nhập cho doanh nghiệp
trước hết cần có sự tham gia của các cơ quan chức
năng với vai trò cung cấp dịch vụ công có hoặc
không thu phí cũng như tăng cường vai trò của các
hiệp hội; đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ phát
triển thị trường thông tin hội nhập nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành
sản xuất kinh doanh. Đó có thể chưa phải là tất cả
những gì doanh nghiệp Việt Nam cần trong bối
cảnh hội nhập nhưng là điều kiện tiên quyết, sống
còn đối với mỗi doanh nghiệp của chúng ta.
FTA và ngân sách nhà nước
Rõ ràng, mức độ mở cửa hội nhập quốc tế của
nước ta là rất lớn, tạo ra nhiều cơ hội mới cho phát
triển kinh tế song cũng dấy lên những lo ngại về
tác động của cắt giảm thuế quan theo các cam kết
FTA tới nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN),
khi thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vẫn chiếm
khoảng 20% tổng thu NSNN hàng năm. Những mối
lo ngại về hụt thu NSNN do cắt giảm thuế quan đã
xuất hiện từ khi Việt Nam gia nhập WTO song tác
động thực tế không lớn và phần nhiều đều đã được
dự báo chính xác đi đôi với những biện pháp xử lý
phù hợp và hiệu quả. Rõ ràng thu NSNN sẽ chịu
tác động trực tiếp từ cắt giảm mạnh khoảng 90%
số dòng thuế nhập khẩu theo các cam kết FTA song
tổng thu NSNN năm sau vẫn cao hơn năm trước và
đều vượt dự toán, kể cả số thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu do các yếu tố chủ yếu sau:
Thứ nhất,
thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu giảm đã tạo điều kiện kích thích xuất nhập
khẩu, theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng