Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 thang 1-2016 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
19
phù hợp với quy định của TPP, đồng thời tạo điều
kiện tận dụng tốt nhất những “cơ hội vàng” do TPP
mang lại.
Thứ hai
là yêu cầu về xuất xứ hàng hóa nghiêm
ngặt để được hưởng đầy đủ ưu đãi từ Hiệp định TPP
thông qua phát triển công nghiệp hỗ trợ và cơ cấu lại
thị trường nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu thiết yếu,
nhất là là đối với ngành Dệt may và da giày.
Thứ ba
là thể chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và
quyền của người lao động.
Thứ tư
là xác lập vai trò và hệ thống các công cụ
can thiệp vào nền kinh tế của Nhà nước.
Thứ năm
là điều chỉnh thể chế có khả năng xử lý
và giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh khi thực
thi Hiệp định TPP.
Như vậy, “tấm thảm TPP” đã trải ra, vấn đề còn
lại là chúng ta sẽ bước vào sân chơi với tư thế nào và
tranh thủ được những cơ hội gì từ Hiệp định TPP?
Hiệp định EVFTA và những kỳ vọng
Ngày 2/12/2015, chỉ sau gần 3 năm đàm phán,
Hiệp định FTA Việt Nam - EU (EVFTA) đã được ký
kết và sẵn sàng có hiệu lực từ năm 2018 – năm mà
Việt Nam sẽ nhận quy chế nền kinh tế thị trường
theo cam kết WTO. Tuy nhiên, theo Phái đoàn EU,
để được công nhận là nền kinh tế thị trường, các
quốc gia phải đạt được 5 tiêu chí sau:
Thứ nhất,
mức độ ảnh hưởng của Chính phủ
trong việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định
của doanh nghiệp;
Thứ hai,
không có sự can thiệp của nhà nước làm
biến dạng hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp;
Thứ ba,
quản trị doanh nghiệp, kế toán và kiểm toán;
Thứ tư,
sự tồn tại và thực thi một chế độ pháp lý,
tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ, phá sản và cạnh
tranh cũng như các hệ thống tư pháp;
Thứ năm,
lĩnh vực tài chính của Việt Nam.
Hiệp định này chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ
hội cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tạo
thêm việc làm ở cả Việt Nam và EU. EVFTA có cam
kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, Việt Nam và EU
sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng
thuế với lộ trình của Việt Nam là 10 năm và EU là 7
năm. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ
dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm
thuế quan một phần. Đây có thể coi là mức cam kết
cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định
FTA đã được ký kết.
EVFTA được giới chuyên môn kỳ vọng sẽ là một
cú hích quan trọng, giúp mở rộng hơn nữa thị trường
cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà
hai bên có thế mạnh như dệt may, giày dép, nông
đến là ASEAN (23,1 tỷ USD), Hàn Quốc (21,7 tỷ
USD), Nhật Bản (12,7 tỷ USD) và EU (8,9 tỷ USD).
Bên cạnh đó, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài
Loan là những nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất
vào nước ta với tổng vốn đăng ký lên đến trên dưới
30 tỷ USD và riêng năm 2014, vốn đầu tư của khu
vực FDI đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội.
Thách thức và cơ hội từ Hiệp định TPP
Ngày 5/10/2015 đã đi vào lịch sử kinh tế thế
giới, khi cuộc đàm phán Hiệp định TPP giữa 12
nước nằm bên bờ Thái Bình Dương kéo dài 5 năm
đã hoàn tất. TPP được coi là Hiệp định FTA thế hệ
mới với những thỏa thuận chặt chẽ hơn cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu, theo đó các nước thành viên TPP
không chỉ cam kết mở cửa thị trường hàng hóa dịch
vụ và đầu tư thông qua xóa bỏ hàng rào thuế quan
và phi thuế quan mà còn hàng loạt thỏa thuận liên
quan đến sở hữu trí tuệ, mua sắm công, điều kiện
lao động.... Giới chuyên môn đánh giá, Việt Nam
là nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP trên cả 3 lĩnh
vực, đó là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Theo
đó, Hiệp định TPP có thể giúp cho GDP của nước
ta tăng thêm khoảng 4 tỷ USD mỗi năm cho đến
2030. Hàng hóa có chất lượng cao từ Mỹ, Nhật Bản,
Australia, New Zealand… vào Việt Nam sẽ kích
thích tiêu dùng nhờ giá cả hợp lý khi hàng rào thuế
quan được dỡ bỏ.
Xuất khẩu là lĩnh vực được đánh giá sẽ hưởng
lợi nhiều nhất từ TPP, đặc biệt là xuất khẩu hàng
dệt may và thủy sản – những nhóm hàng xuất khẩu
truyền thống hàng đầu của nước ta với kim ngạch
hàng chục tỷ USD mỗi năm, do thị trường rộng mở
với những điều kiện gần như là thuận lợi nhất. Các
nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đã, đang và sẽ có
nhiều cơ hội mới tiếp cận thị trường rộng lớn có
quy mô kinh tế chiếm 40% và quy mô thương mại
chiếm 30% toàn cầu. Chỉ tính riêng thương mại giữa
Việt Nam với Mỹ và Nhật Bản, sau 11 tháng đầu
năm 2015 tổng kim ngạch đã lên đến 64 tỷ USD, đặc
biệt tổng kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường
hàng đầu này lên tới 43,4 tỷ USD, chiếm gần 30%
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước với thặng dư
thương mại xấp xỉ 23 tỷ USD.
Lợi ích to lớn và toàn diện từ Hiệp định TPP đối
với Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên,
những thách thức từ Hiệp định này cũng không hề
nhỏ và bài học từ khi tham gia WTO năm 2007 cho
thấy, Việt Nam sẽ phải đối diện với không ít thách
thức trong thời gian tới.
Trước hết
là yêu cầu cải cách thể chế kinh tế cho
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...75
Powered by FlippingBook