TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
15
nguyên nhân chính khiến nhu cầu năng lượng
và nguyên vật liệu của thế giới sụt giảm. Giá dầu
thô thế giới giao ngay đang trong xu hướng giảm
sâu, xuống dưới 35 USD/thùng, mức thấp nhất
kể từ tháng 2/2009. Giá than đá đang trong xu
thế giảm dài hạn...
Bên cạnh ảnh hưởng ngoại sinh từ phía cung,
tổng cầu suy yếu trong những năm trước cũng có
những tác động tới mặt bằng giá trong năm 2015.
Sau khi loại trừ các mặt hàng lương thực - thực
phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước
quản lý khỏi rổ hàng hóa, lạm phát lõi của Việt
Nam chỉ tăng 2,05% trong năm 2015. Mức tăng này
là tương đối phù hợp và cần được duy trì ổn định
trong thời gian dài để giữ kỳ vọng lạm phát ở mức
thấp, từ đó giúp cho mặt bằng lãi suất cho vay tiếp
tục đứng ở mức tương đối thấp, tạo thuận lợi cho
quá trình hồi phục kinh tế.
Cán cân vĩ mô còn gặp nhiều khó khăn
Bên cạnh những điểm sáng đáng ghi nhận, năm
2015 nền kinh tế còn tồn tại những hạn chế có thể
tác động tiêu cực tới tăng trưởng và ổn định kinh
tế vĩ mô, đáng kể nhất là thu - chi ngân sách. Tổng
thu ngân sách năm 2015 còn gặp nhiều khó khăn
do suy giảm giá dầu thô. Năm 2015, tổng thu cân
đối ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 989,69 nghìn
tỷ đồng, đạt 108,69% dự toán. Lưu ý là với việc
tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới như Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái
Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) và Hiệp định thương mại tự do với Liên
minh châu Âu (EVFTA), nguồn thu từ hoạt động
này dự kiến sẽ giảm dần theo lộ trình cam kết
trong thời gian tới.
Việc sụt giảm một số nguồn thu chính buộc
Chính phủ tăng cường thu từ các nguồn khác nhằm
bổ sung ngân sách. Hàng loạt các khoản thu thuế,
Kết quả khảo sát cho thấy, bức tranh tương đối
sáng tại khu vực này. Phần lớn các doanh nghiệp
(DN) được hỏi đều đánh giá, tình hình sản xuất
kinh doanh càng về cuối năm càng khả quan và ổn
định hơn so với đầu năm. Theo đó, chỉ số PMI của
Việt Nam hiện vẫn tương đối ổn định trên ngưỡng
50 điểm
(Hình 2).
Trong đó đáng chú ý nhất là chỉ
số đánh giá về sản lượng liên tục đạt mức trên 60
điểm. Ngoại trừ mức độ tồn kho nguyên vật liệu,
xây dựng các thành phần khác (bao gồm đơn hàng
mới, việc làm) đều cho thấy những dấu hiệu phục
hồi tích cực của ngành chế biến, chế tạo.
Một tín hiệu đáng ghi nhận khác là tình hình
sử dụng lao động trong các DN công nghiệp năm
2015 cũng được cải thiện đáng kể, đặc biệt trong
khối DN ngoài nhà nước. Lượng lao động ngành
công nghiệp tăng 6,4% trong năm 2015, cao hơn
năm 2013 (4,3%) và năm 2014 (5,8%). Trong đó,
lao động khu vực DN ngoài nhà nước tăng đến
4,6%, so với mức tăng chỉ 2,5% năm 2014. Số
lượng công nhân làm việc trong khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài đạt mức tăng trưởng cao nhất,
mặc dù có thấp hơn so với năm trước và chỉ đạt
8% trong năm 2015.
Lạm phát ở mức thấp
Năm 2015 ghi nhận Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, chỉ ở
mức 0,63%. Trái với thường lệ, lạm phát năm qua
thấp đặc biệt trong những tháng cuối năm, CPI
hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.
Sự giảm giá của hai nhóm mặt hàng năng lượng
và lương thực, vốn đóng góp xấp xỉ 17% trong rổ
hàng hóa CPI, là tác nhân chính dẫn tới hiện tượng
mang yếu tố bất thường này.
Giá cả nhiều mặt hàng cơ bản đang trong thời
kỳ giảm sâu nhất kể từ sau giai đoạn 2007-2009.
Tăng trưởng phục hồi khiêm tốn ở các nước phát
triển và tăng trưởng chậm tại Trung Quốc là
Tăng trư ng GDP
D ch v
Nông, lâm, ngư nghi p
Công nghi p và xây d ng
2008
-15
-10
-5
0
5
10 (%)
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
HÌNH 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
THEO NGÀNH GIAI ĐOẠN 2011-2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê
PMI
Đơn hàng m i
S n lư ng Vi c làm T n kho nguyên v t li u
42
46
50
54
58
62
66
2015 Quý II
2015 Quý III
2015 Quý IV
HÌNH 2: CHỈ SỐ PMI VIỆT NAM 2015 (điểm)
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên cách tính của Markit Economics và số liệu từ Kết quả
điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Tổng cục Thống kê