TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 119

120
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
các chính sách để phát triển như: Cho vay vốn, đầu
tư khoa học, công nghệ, khuyến khích tài năng…Đó
là những giải pháp nhằm khôi phục phát triển các
làng nghề truyền thống.
- Cần có chính sách khuyến khích và tạo điều
kiện để hình thành và mở rộng các làng nghề mới.
Hiện nay, toàn địa bàn huyện có các cơ sở sản xuất
như đan lát, thêu ren, tơ tằm, mộc gia dụng… tuy
nhiên, do mới thành lập nên năng suất lao động
chưa cao, tay nghề còn yếu và cần nhiều vốn đầu
tư. Trong thời gian tới huyện cần quan tâm và có sự
ưu tiên đối với các ngành này.
Thứ tám,
tăng cường công tác quản lý Nhà nước
đối với công nghiệp nông thôn.
- Tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở
sản xuất CNNT trong cơ chế thị trường, chỉ đạo các
cấp nhất là cấp lãnh đạo các xã, thị trấn theo dõi và
nắm chắc các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nhằm giúp
cơ quan cấp trên có được những thông tin chính xác,
đưa ra quyết định đúng đắn mang tính khả thi. Từ
đó, có kế hoạch phát triển mạnh mẽ những ngành
nghề mang lại hiệu quả thiết thực, nhằm khai thác
một cách hợp lý, đầy đủ các lợi thế về lao động, về
tài nguyên trên địa bàn Huyện.
- Khuyến khích các tổ chức, các cơ sở sản xuất
thực hiện đăng ký sản xuất kinh doanh, tạo công
bằng cho các loại hình sản xuất.
- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với
CNNT, đảm bảo có khả năng quản lý có hiệu lực.
Trước mắt cần bổ sung lực lượng (cả số lượng và
chất lượng) cho phòng công thương huyện.
- Nâng cao vai trò của chính quyền cấp xã, thị
trấn và các hội nghề nghiệp để quản lý và giúp đỡ
các hộ gia đình trong việc chuyển đổi nghề nghiệp
phát triển nghề mới, trưng bày và giới thiệu sản
phẩm, chứng nhận và cấp giấy phép hành nghề…
- Cần tìm kiếm kêu gọi các dự án đầu tư trong nước
và nước ngoài, phối hợp các dự ánmột cách có hiệu quả
để dần dần khôi phục, phát triển CNNT Huyện.
Tài liệu tham khảo:
1. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển
công nghiệp Việt Nam, NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội;
2. Lê Văn Sơn (2009), Bảo tồn và phát triển làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế
hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
trong tiến trình đổi mới”, Đại học Quốc gia Hà Nội;
3. Lê Văn Sơn (2009), Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế,
Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Hà Nội;
4. Nguyễn Mạnh Dũng (2004), Phát triển ngành nghề ở nông thôn, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội;
5. Phòng Thống kê huyện Nam Đông, Niên giám thống kê huyện Nam Đông
năm 2016.
loại hình kinh doanh-dịch vụ để giúp cho hộ gia
đình phát triển ngành nghề sản xuất CN-TTCN từ
khâu bảo đảm đầu vào đến đầu ra, từ sản xuất đến
chế biến, sơ chế và tiêu thụ các loại nông sản hoặc
hàng hoá làm ra cho nông dân.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân,
hộ cá thể phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
phát triển ngành nghề CNNT. Đây là hình thức phát
triển năng động, nhạy bén trong cơ chế thị trường.
Là biện pháp có thể đưa lại hiệu quả lớn hơn mà
không cần vốn đầu tư nhiều. Nó không những giải
quyết việc làm cho dân cư nông thôn mà còn có thể
tranh thủ được công nghệ hiện đại, thích hợp để tạo
ra những sản phẩm có giá trị cao.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất
CN-TTCN đăng ký sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ
phát triển và chuyển đổi thành các doanh nghiệp
tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc tham
gia hợp tác xã. Tạo môi trường bình đẳng cho hoạt
động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp như cho
thuê đất, vay vốn tín dụng, xuất khẩu, hỗ trợ đào
tạo, chuyển giao công nghệ, dịch vụ và kỹ thuật.
- Hình thành hệ thống chuyên môn hoá trong
sản xuất cùng ngành hàng của hộ ngành nghề nông
thôn. Chẳng hạn, hộ chuyên đảm nhận khâu cung
cấp nguyên liệu, hộ chuyên sản xuất, hộ chuyên
tiêu thụ sản phẩm. Hình thành các cụm, trung tâm
CN-TTCN và dịch vụ nông thôn, tiến đến mỗi xã có
một cụm và có những sản phẩm tiêu biểu thể hiện
bản sắc riêng của mình.
Thứ bảy,
chú trọng công tác quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường sinh thái.
- Để phục hồi, tồn tại và phát triển các làng nghề
truyền thống huyện cần mở rộng và phát triển thị
trường tiêu thụ, đồng thời đưa tiến bộ khoa học vào
các làng nghề, từ khâu khai thác nguyên liệu, cải
tiến công nghệ đến hoàn thiện sản phẩm. Mặt khác,
cần thực hiện việc đào tạo đội ngũ thợ về kiến thức
khoa học, nâng cao tay nghề khả năng thẩm mỹ,
có tâm huyết với nghề. Phương pháp đào tạo có
thể theo gia tộc, cha truyền con nối, theo làng xóm,
nghiên cứu phục hồi những bí quyết nghề nghiệp
đã bị thất truyền…
- Các cấp, các phòng ban ngành hữu quan cần có
Các cơ sở công nghiệp nông thôn huyện Nam
Đông còn gặpmột số khó khăn trong quá trình
sản xuất: 63% cơ sở thiếu vốn, 78% cơ sở thiếu
thiết bị công nghệ, 20% cơ sở thiếu thị trường
tiêu thụ sản phẩm, 60% cơ sở thiếu thiết bị xử
lý môi trường.
1...,109,110,111,112,113,114,115,116,117,118 120,121,122,123
Powered by FlippingBook