114
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
máy tính phục vụ cho công việc (bao gồm máy tính
để bàn, máy tính xách tay và máy tính bảng). Tỷ lệ
lao động thường xuyên sử dụng máy tính cho công
việc bình quân là chiếm 60%; trong đó, tập trung cao
(>70%) (Bảng 1).
Trong 10 ngành có lao động thường xuyên sử
dụng máy tính chiếm tỷ lệ cao nhất, thì ngành: cung
cấp dịch vụ thông tin; lập trình máy tính; dịch vụ tư
vấn và một số ngành hoạt động liên quan đến công
nghệ thông tin (CNTT) có tỷ lệ cao nhất (>99%); có
hai ngành tưởng chừng có nhiều lao động sử dụng
máy tính, nhưng lại xếp cuối bảng xếp hạng là
ngành nghiên cứu thị trường và viễn thông (<80%),
qua phân tích có thể thấy rằng các ngành này có sử
dụng nhiều lao động tại hiện trường hoặc kỹ thuật
nên tỷ lệ sử dụng máy tính có thấp hơn các ngành
khác khi lao động chủ yếu làm việc ở văn phòng.
Tập trung thấp (<50%) (Bảng 2).
Hiện nay, TP. Cần Thơ có các nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông trên địa bàn như: VNPT, Viettel, FPT
Telecom, SPT… trong đó số lượng DN có kết nối
Internet ngày càng tăng (Bảng 3). Các DN đã ý
thức được tầm quan trọng của việc kết nối Internet
trong hoạt động kinh doanh. Do đó, chỉ tiêu kết nối
Internet phản ánh một khía cạnh quan trọng của
tình hình ứng dụng CNTT, đặc biệt là mức độ sẵn
sàng cho thương mại điện tử (TMĐT). Mức độ tiếp
cận Internet của DN TP. Cần Thơ nói chung đã tăng
qua các năm. Năm 2013 đã có 58,98% DN kết nối
Internet, đến năm 2014 là 60,07% và 100% qua các
năm 2015 - 2016. Những con số này thể hiện nhiều
DN đã từng bước nhận thức được vai trò và hiệu
quả của ứng dụng Internet với hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị mình.
Cũng theo Cục Thống kê TP. Cần Thơ, mục đích
sử dụng Internet của các DN là để giao dịch với
cơ quan khác, tìm kiếm thông tin, học tập, nghiên
cứu... là chủ yếu (Bảng 4). Theo Cục Thống kê
TP. Cần Thơ, hiện nay chỉ có 23% DN đã có cổng
Trong 10 chỉ số cấu thành PCI, bên cạnh những
kết quả tăng điểm trong các chỉ số cấu thành, thì
từng chỉ số thành phần cũng có những hạn chế nhất
định. Tuy nhiên, xét về những chỉ số lớn, thì chỉ số
dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và đào tạo lao động là 2
chỉ số yếu nhất của TP. Cần Thơ. Về dịch vụ hỗ trợ
DN, TP. Cần Thơ hiện chỉ có 0,74% DN cung cấp
dịch vụ kinh doanh đây là tỷ lệ rất thấp so với TP.
Hồ Chí Minh là 3,75%, Đà Nẵng là 1,65% và xếp
thứ 41/63 tỉnh về tiêu chí này. Trong số đó TP. Cần
Thơ có 64,71% là các đơn vị tư nhân và FDI, thấp
hơn nhiều so với Đà Nẵng hay TP. Hồ Chí Minh và
Hà Nội. Mặt khác DN tại TP. Cần Thơ sử dụng dịch
vụ tìm kiếm thông tin thị trường không cao với tỷ lệ
31,48%, thông tin về pháp luật 33,93%; đối tác kinh
doanh 24,76%; xúc tiến thương mại 19,05%; đào tạo
kế toán tài chính 27,1%; đào tạo về quản trị kinh
doanh 21,5%. Những tỷ lệ này đều đang giảm so với
những năm trước. Kết quả năm 2016 chỉ số dịch vụ
hỗ trợ DN đạt 5,76 điểm, xếp 22/63 tỉnh và thấp nhất
trong 05 thành phố trực thuộc Trung ương.
Một chỉ số được xem là điểm yếu lớn nhất của
TP. Cần Thơ là đào tạo lao động. Đánh giá về chất
lượng dịch vụ đào tạo phổ thông và dạy nghề, TP.
Cần Thơ nằm ở tốp cao, mức độ hài lòng với lao
động so với nhu cầu của DN cũng rất tốt đạt 94,35%,
tỷ lệ chi phí bỏ ra cho đào tạo và tuyển dụng cũng
hợp lý tương ứng 4,18% và 3,65%. Tuy nhiên, tỷ lệ
lao động tốt nghiệp trường nghề trong tổng số lao
động chưa qua đào tạo còn rất thấp, mới đạt 5,22%;
tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng trên
tổng lực lượng lao động chỉ đạt 6,6%. Điều đó cho
thấy, lao động tại TP. Cần Thơ tỷ lệ đào tạo thấp và
chưa được nhân rộng.
Thực trạng việc ứng dụng công nghê thông tin
Theo số liệu từ Cục Thống kê TP. Cần Thơ, hiện
nay có hơn 96% DN được điều tra là có sử dụng
Bảng 1: Tỷ lệ lao động thường xuyên sử dụng máy tính
phân theo ngành
Ngành kinh doanh (Ngành cấp 2)
Tỷ lệ (%)
Hoạt động dịch vụ thông tin
100,00
Lập trình máy tính, dịch vụ tư vấn và các
hoạt động khác liên quan tới CNTT
99,00
Hoạt động pháp luật, kế toán, kiểm toán
94,70
Hoạt động tài chính
90,00
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
90,00
Hoạt động du lịch
82,10
Quảng cáo và nghiên cứu thị trường
78,40
Viễn thông
70,30
Nguồn: Cục Thống kê TP. Cần Thơ (2017)
Hình 1: Chỉ số PCI Cần Thơ qua các năm
Nguồn: VCCI Cần Thơ, 2017