TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
119
Bên cạnh đó, cần có chính sách thuế ưu đãi
đối với công nghiệp nông thôn để các DN có lợi
nhuận và tích lũy vốn phát triển kinh doanh. Tạo
môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi để khai
thác có hiệu quả nguồn vốn từ các tổ chức, nguồn
vốn vay từ nước ngoài. Các cơ sở sản xuất kinh
doanh tích lũy vốn đầu tư nâng cấp trang thiết bị,
cơ sở hạ tầng.
Thứ ba
, đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp
nông thôn.
Huyện cần đào tạo bổ sung đồng bộ đội ngũ cán
bộ để tăng cường năng lực quản lý, chỉ đạo phát
triển sản xuất kinh doanh; Bồi dưỡng nghiệp vụ đội
ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp
nâng cao tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn đại
học, cao đẳng, tin học, ngoại ngữ và sau đại học để
nâng cao năng lực chỉ đạo, tổ chức, điều hành thực
hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra.
- Có chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm thu hút
lực lượng lao động có trình độ cao về nông thôn.
Thứ tư,
tăng cường áp dụng các thành tựu khoa
học - công nghệ tạo động lực phát triển công nghiệp
nông thôn
Huyện cần có chính sách và biện pháp phát triển
mạnh nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ.
Thực hiện các biện pháp để trẻ hoá đội ngũ cán bộ
khoa học ở các trạm y tế, khuyến nông, bảo vệ thực
vật, thú y…; Có chế độ ưu đãi và thu hút lực lượng
chuyên gia làm công tác chuyển giao tri thức và
chuyển giao công nghệ về huyện.
Đồng thời, công nghệ và thiết bị phải tận dụng
được các nguồn lực sẵn có, đảm bảo không có hoặc
chỉ có ít phế thải, không gây ô nhiễm môi trường.
Thứ năm,
mở rộng và phát triển thị trường sản
phẩm cho công nghiệp nông thôn.
Huyện Nam Đông cần chỉ đạo các phòng ban
chuyên môn kết hợp chặt chẽ với các xã, các tiểu
vùng nghiên cứu đặc thù thế mạnh của từng nơi
để quy hoạch những vùng chuyên canh các loại cây
công nghiệp ngắn ngày, dài ngày; hoặc quy hoạch
những vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm… tạo vùng
cung cấp nguyên liệu ổn định; Cần hỗ trợ các cơ sở
sản xuất quảng cáo, triển lãm, cung cấp các thông
tin về thị trường, hướng dẫn và giới thiệu về công
nghệ mới, nâng cao tay nghề cho người lao động.
Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bố trí sử dụng các
cơ sở sản xuất làm gia công cho các doanh nghiệp
đô thị và khu công nghiệp tập trung. Đây là hướng
đi quan trọng vừa kết hợp được quy mô công nghệ
khác nhau, vừa kết hợp được sức mạnh của các
thành phần kinh tế giúp cho CNNT có khả năng
phát triển một cách bền vững.
Thứ sáu,
tiếp tục phát huy và tạo động lực cho các
thành phần kinh tê đầu tư phát triển công nghiệp
nông thôn.
- Phát triển và hoàn thiện tổ chức hệ thống kinh
tế hợp tác theo luật HTX kiểu mới. Chủ yếu là các
hợp tác xã nông nghiệp để thực hiện CNH,HĐH
nông nghiệp, nông thôn theo hướng đa dạng hoá
Bảng 3. Cơ cấu vốn của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ở huyện Nam Đông (Tính bình quân cho một cơ sở)
TT
Chỉ tiêu
Nhóm ngành sản xuất
chế biến thực phẩm
Nhóm ngành sản xuất
vật liệu xây dựng
Nhóm ngành sản
xuất hàng tiêu dùng,
thủ công mỹ nghệ
Bình quân
Số lượng
1.000 đồng Tỷ lệ % Số lượng
1.000 đồng Tỷ lệ % Số lượng
1.000 đồng Tỷ lệ % Số lượng
1.000 đồng Tỷ lệ %
Tổng số vốn
79.578,5
100 136.769,4 100
187.235,6
100
134.527,8
100
1. Phân theo
tính chất
79.578,5
100 136.769,4 100
187.235,6
100
134.527,8
100
1.1
Vốn cố
định
28.250,4
35,5
43.902,6
32,1
101.481,7
54,2
57.878,2 43,0
1.2
Vốn lưu
động 51.328,1
64,5
92.866,8
67,9
85.753,9
45,8
76.649,6 57,0
2. Phân theo
nguồn hình thành
79.578,5
100 136.769,4 100
187.235,6
100
134.527,8
100
2.1
Vốn tự có 71.461,5
89,8
86.711,8
63,4
157.652,4
84,2
105.275,2 78,3
2.2
Vốn vay
8.117,0
10,2
50.057,6
36,6
29.583,2
15,8
29.252,6 21,7
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017