116
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
được đầu tư hợp lý. Trong đó, hình thức đào tạo
tại chỗ cho cán bộ là chủ yếu, chỉ một tỷ lệ nhỏ DN
kết hợp được một cách bài bản các hình thức đào
tạo khác nhau như mở khóa huấn luyện, gửi nhân
viên đi học và đào tạo theo công việc. Trong khi
có khá nhiều chương trình đào tạo, hỗ trợ DN ứng
dụng CNTT của Nhà nước, của các Hiệp hội nghề
nghiệp nhưng các DN chưa tận dụng hết những lợi
ích đó để nâng cao trình độ, giải quyết khó khăn về
chi phí đào tạo.
Bên cạnh đó, các DN chưa tìm được hình thức
tham gia TMĐT phù hợp với nguồn lực, hiện trạng
kinh doanh và bối cảnh thị trường. Nguyên nhân
là do nguồn nhân lực còn hạn chế, cơ sở hạ tầng
kỹ thuật còn nhiều bất cập, DN chưa có đủ thông
tin và chưa thực sự coi TMĐT là phương tiện kinh
doanh hữu hiệu.
Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp
Để nâng cao tác động CNTT đến các yếu tố cấu
thành NLCT của DN, tác giả đề xuất một số giải
pháp sau:
Thứ nhất
, các DN cần tăng cường ứng dụng CNTT
để mang lại hiệu quả cao trong quản lý và điều hành
DN. Điều tra thị trường qua mạng, xây dựng cơ sở
dữ liệu khách hàng, bán hàng qua mạng… là những
phương thức mới giúp tiết kiệm chi phí cho DN và
thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đẩy
mạnh kết nối số trong DN là một xu hướng tất yếu
của thời đại; ứng dụng TMĐT với một chi phí đầu
tư ban đầu nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền
thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm
kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối
tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà
cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có
thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản
phẩm hơn.
Thứ hai,
nâng cao khả năng tiếp cận tài chính
cho các DN trong thời đại kỹ thuật số. Cụ thể,
những hoạt động tài chính sử dụng các phương
thức phi truyền thống (như thương mại điện tử
và thanh toán trực tuyến) giúp nâng cấp nền tảng
tài chính điện tử, dựa trên các thiết bị di động, áp
dụng phương thức thuê dịch vụ, chia sẻ tài nguyên
số… là những hướng đi mới để nâng cao thị trường
tài chính của các DN theo xu hướng hiện nay.
Ngoài ra, DN có thể ứng dụng CNTT để quản lý
chuỗi cung ứng, thanh toán an toàn cho các nhà
cung cấp, tận dụng uy tín của người mua để tiếp
cận nguồn vốn ngân hàng…
Thứ ba,
sử dụng Internet để thực hiện marketing
trực tuyến. Thông qua các sàn giao dịch điện tử,
các tờ báo điện tử, các trang mạng xã hội, các công
cụ tìm kiếm… để tiến hành các hoạt động quảng
cáo qua internet nhằm tiết kiệm tối thiểu chi phí
và đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với phương
pháp gửi quảng cáo bằng thư truyền thống: không
tem, không bao bì, không tốn giấy và các chi phí
khác. Trên cơ sở dữ liệu về người tiêu dùng, DN
marketing có thể gửi hàng triệu email chỉ bằng một
lần nhấp chuột, hoặc có thể sử dụng chương trình
tự động gửi email cho từng nhóm khách hàng hoặc
từng khách hàng với những nội dung phù hợp với
đặc điểm nhóm này.
Thứ tư,
lãnh đạo DN cần chủ động nâng cao trình
độ và năng lực quản lý của mình dựa trên nền tảng
CNTT và những xu hướng, cách thức triển khai
phương pháp bán hàng trực tuyến và marketing hiện
đại vào DN; cần chú trọng phát triển những kiến thức,
kỹ năng chủ yếu, như: Năng lực về ngoại ngữ; kiến
thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh
doanh quốc tế; giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt
về văn hoá trong kinh doanh; thông lệ và luật pháp
quốc tế trong lĩnh vực, ngành kinh doanh.
Thứ năm,
lãnh đạo DN phải có quyết tâm, có chiến
lược rõ ràng và lộ trình đầu tư ứng dụng CNTT để
tránh đầu tư dàn trai và kém hiệu quả; chú trọng
đầu tư đồng bộ từ nguồn nhân lực, hạ tầng CNTT,
triển khai các phần mềm ứng dụng, xây dựng cơ sở
dữ liệu, website/cổng thông tin và các giải pháp bảo
đảm an toàn thông tin, DN phải chuẩn bị sẵn sàng
về nguồn nhân lực và phương tiện để tham gia vào
sân chơi chung toàn cầu, nhất là cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đang được triển khai trên phạm vi
toàn thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Anh Đức (2015). “Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc DN nhỏ và
vừa trên địa bàn Hà Nội”, Luận án Tiến sỹ - Đại học Kinh tế quốc dân;
2. Hiệp hội Thương mại điện tử (2017), “Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt
Nam” (từ 2015-2017”;
3. Lê Thị Hằng (2013), “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch
vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam”, Luận án TS - Đại
học Kinh tế quốc dân;
4. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), “Báo cáo thường niên
doanh nghiệp Việt Nam” (từ năm 2013-2016);
5. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), “Chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh”( từ năm 2014-2017);
6. Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ (2017), “Báo cáo Vietnam
ICT Index” (từ năm 2015-2017);
7. UBND Thành phố Cần Thơ (2010), Chiến lược phát triển CNTT-TT TP. Cần Thơ
giai đoạn 2015-2020; Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử TP. Cần Thơ
giai đoạn (2010-2015).