18
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
quy mô nhỏ thông qua miễn giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Trung Quốc đã nâng ngưỡng khởi điểm chịu thuế
TNDN từ 60.000 NDT lên 100.000 NDT và giảm
thuế TNDN cho DN quy mô nhỏ từ 1/1/2014 đến
hết năm 2016; miễn thuế doanh thu và thuế GTGT
đối với DN nhỏ và hộ kinh doanh cá thể có thu
nhập từ 20.000 - 30.000 NDT từ tháng 10/2014 đến
hết 31/12/2017 (so với thời gian dự kiến trước đây
là áp dụng đến cuối năm 2015); đồng thời, ngày
30/10/2015 Trung Quốc tiếp tục mở rộng diện được
hưởng thuế GTGT 0% đối với một số loại hình dịch
vụ xuất khẩu; điều chỉnh cơ cấu biểu thuế GTGT đối
với DN ngành nước sạch, thủy điện quy mô nhỏ...
từ 4 bậc (3%-6%) xuống còn 1 bậc với mức thấp nhất
là 3% (tháng 7/2014).
Thứ hai,
tập trung các ưu đãi cho các lĩnh vực
công nghệ cao, công nghệ bảo vệ môi trường. Trung
Quốc miễn thuế mua xe đối với xe sử dụng năng
lượng mới từ tháng 9/2014 – 12/2017; Cho phép các
DN khấu hao nhanh các thiết bị, tài sản cố định
dùng cho nghiên cứu phát triển...
Thứ ba,
chuyển đổi thuế doanh thu sang thuế
GTGT đối với các ngành dịch vụ. Quá trình cải cách
thuế GTGT phù hợp với thông lệ quốc tế đã được
Trung Quốc hoàn thành vào ngày 1/5/2016. Việc cải
cách này nhằm mục đích hợp nhất thuế kinh doanh
và thuế GTGT đã được thực hiện từ năm 1994. Quá
trình cải cách đã được tiến hành bắt đầu từ năm
2009 bằng việc chuyển từ GTGT dựa vào sản xuất
sang GTGT dựa vào tiêu dùng. Sau đó, từ năm 2012
Trung Quốc tiếp tục mở rộng diện tính thuế GTGT
đối với các ngành công nghiệp như vận tải, dịch
vụ bưu điện, viễn thông cũng như 7 ngành dịch vụ
hiện đại (Dịch vụ kỹ thuật nghiên cứu và phát triển;
Chính sách tài khóa
của Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII
Chính sách tài khóa của Trung Quốc dưới thời
nhà lãnh đạo Tập Cận Bình từ sau Đại hội XVIII về
cơ bản vẫn theo hướng nới lỏng được thực hiện từ
cuối năm 2008.
Về chính sách thu
Trong bối cảnh nền kinh tế giảm tốc, dư địa để
Trung Quốc phát triển nguồn thu tương đương với
nhu cầu chi là rất khó. Tuy vậy, quốc gia này vẫn
tiếp tục thực hiện các ưu đãi cho một số lĩnh vực,
khu vực ưu tiên cùng với đó là dần chấp nhận tỷ lệ
thâm hụt ngân sách ngày càng cao.
Thứ nhất,
hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) có
CHÍNH SÁCHTÀI KHÓA CỦA TRUNGQUỐC
VÀHÀMÝ CHOVIỆT NAM
ThS. Phạm Thành Chung, ThS. Trần Thị Hà
- Viện Chiến lược và Chính sách tài chính *
Tình hình kinh tế thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI thay đổi sâu sắc và có nhiều biến động
khó lường. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã có những động thái điều chỉnh chính sách
kinh tế khác nhau để thích ứng với tình hình. Bài viết phân tích chính sách tài khóa của Trung Quốc
dưới thời nhà lãnh đạo Tập Cận Bình từ sau Đại hội XVIII và định hướng chính sách tài khóa sau
Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ khóa: Trung Quốc, Chính sách tài khóa, kinh tế thế giới, ngân sách
The world economy in the early years of
the 21st century has changed profoundly
and there are many unpredictable changes.
Most countries have had different moves in
adjusting their economic policies to adapt to
the situation. The article analyzes China’s
fiscal policy under the leadership of President
Xi Jinping after the 18th Congress and fiscal
policy direction after the 19th Congress of the
Chinese Communist Party.
Keywords: Fiscal policy, world economy, budget
Ngày nhận bài: 2/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 6/3/2018
Ngày duyệt đăng: 8/3/2018
*Email: