72
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
M. et al., (2012), Nguyễn Minh Kiều và cộng sự, (2013)
và Lê Thị Lanh và cộng sự., (2014). Cung tiền tăng có
nghĩa là có nhiều tiền hơn trong nền kinh tế và như
vậy, tính thanh khoản trên TTCK cũng tăng lên và làm
tăng chỉ số chứng khoán.
- Hệ số điều chỉnh của L_INDEX cho biết, chỉ số
VN-Index sẽ được điều chỉnh với tốc độ 56,19% và về
trạng thái cân bằng sau khoảng 2 tháng.
Kết luận nghiên cứu
Tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô lên chỉ số
VN-Index tại TTCK Việt Nam được đánh giá bằng các
mô hình hiệu chỉnh sai số. Từ đó, có thể rút ra những
kết luận sau:
-
Giữa cácbiếnkinh tếvĩmônghiêncứuvàVN-Index
có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết. Trong đó, các biến
giá trị xuất khẩu (EXPRT), tỷ giá (EXRATE) và IIP có
tương quan âm; giá trị nhập khẩu (IMPRT), lãi suất
(INRATE) và cung tiền (M2) có tương quan dương với
chỉ số VN-Index; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tương
quan âm nhưng không có ý nghĩa với VN-Index. Mức
độ hiệu chỉnh trong ngắn hạn để đạt cân bằng trong dài
hạn của VN-Index 56,19% (tương đương 2 tháng).
-
Các biến CPI, EXPRT, EXRATE, IIP, IMPRT,
INRATE và M2 tác động một chiều lên VN-Index. Như
vậy, các nhà đầu tư có thể dựa vào sự thay đổi của
các biến này để dự báo xu hướng giá chứng khoán và
quyết định đầu tư.
-
Các kết quả nghiên cứu mặc dù có những điểm
tương đồng với những nghiên cứu trước đây, song
không hoàn toàn trùng với bất kỳ nghiên cứu nào.
Một số khuyến nghị chính sách
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, các biến
số kinh tế vĩ mô có tác động rất lớn đến TTCK Việt
nam. Để để thúc đẩy và tăng cường vai trò của TTCK
đối với nền kinh tế cũng như thực hiện hiệu quả Chiến
lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020,
thời gian tới cần bình ổn các biến số kinh
tế vĩ mô sau:
Thứ nhất,
khi đặt mục tiêu “tăng trưởng
tín dụng” cần phải tính đến mối tương
quan với chỉ số VN-Index và tỷ lệ cho vay
đầu tư chứng khoán. Vì cung tiền có tương
quan dương với chỉ số VN-Index, hay có
khả năng hỗ trợ TTCK.
Thứ hai,
cần tiếp tục điều hành chính
sách lãi suất theo hướng “ổn định”, tỷ giá
theo “chính sách tỷ giá trung tâm”, để có
thể chủ động điều hành linh hoạt khi có
những biến động trên TTCK. Khuyến nghị
này phù hợp với xu thế điều hành chính
sách lãi suất, tỷ giá hiện nay. Vì lãi suất có ảnh hưởng
cùng chiều, còn tỷ giá lại có ảnh hưởng ngược chiều với
chỉ số VN-Index.
Thứ ba,
Chính phủ cần thận trọng và xem xét đến
tính hiệu quả khi áp dụng chính sách kích thích kinh
tế thông qua việc “miễn giảm và giãn thuế” đối với
thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế đối với những khoản thu nhập từ đầu tư vốn và
chuyển nhượng vốn để thúc đẩy sản xuất. Vì chỉ số sản
xuất công nghiệp tác động ngược chiều lên VN-Index.
Thứ tư,
tăng cường phối hợp và thực hiện đồng bộ
các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy xuất khẩu
và giảm nhập khẩu như: Chính sách hỗ trợ tín dụng
xuất khẩu; Chính sách hỗ trợ chi phí xuất khẩu; Chính
sách thưởng xuất khẩu và giảm thuế cho các doanh
nghiệp xuất khẩu… nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế gắn kết với phát triển TTCKViệt Nam. Vì nhập khẩu
có tác động ngược chiều và xuất khẩu có tác động cùng
chiều đến chỉ số VN-Index.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2013), Giáo trình Kinh tế lượng,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;
2. Lê Thị Lanh, Huỳnh Thị Cẩm Hà, Lê Thị Hồng Minh & Hoàng Thị Phương Anh
(2014), “Kiểm định các nhân tố vĩ mô tác động đến thị trường chứng khoán Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học, 3(2), tr. 70 – 78;
3. Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Văn Điệp, (2013), “Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ
mô và biến động thị trường chứng khoán: Bằng chứng nghiên cứu từ thị trường
Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 16 (3), tr. 86-100;
4. Hoàng Văn Quỳnh (2009), Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán,
NXB Tài chính;
5. HoàngVănQuỳnh,NguyễnThịHoàiLê(2015),Thịtrườngtàichính,NXBTàichính;
6. PhạmThị KimVân, Chu Văn Tuấn (2013), Thống kê tài chính, NXB Tài chính;
7. Abdullah, A.M., Saiti, B., and Abul Mansur MohammedMasih, (2014), “Causality
between Stock Market Index and Macroeconomic Variables: A Case Study for
Malaysia”, MPRA Paper No. 56987;
8. Adam, A. M., & Tweneboah, G. (2008), “Macroeconomic Factors and StockMarket
Movement: Evidence fromGhana”, MRPAWorking Paper No. 11256.
BẢNG 3: CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
STT Tên biến nghiên cứu Ký hiệu
Đơn vị
Nguồn dữ liệu
1 VN-Index
VNINDEX
Điểm
HOSE
2 Chỉ số giá tiêu dùng
CPI
IFS - IMF
3 Giá trị xuất khẩu
EXPRT
Triệu USD IFS - IMF
4 Tỷ giá hối đoái
EXRATE
VND/USD IFS - IMF
5 Chỉ số sản xuất
công nghiệp
IIP
Tổng cục Thống
kê Việt Nam
6 Giá trị nhập khẩu
IMPRT
Triệu USD IFS - IMF
7 Lãi suất cho vay
INRATE
%
IFS - IMF
8 Cung tiền
M2
Tỷ VND
IFS - IMF
9 Giá dầu thô
OIL
USD/ Barrel
IFS - IMF
Nguồn: Tác giả tổng hợp