TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
75
thông tin tại CTCK: Điều này thể hiện qua khả năng
đáp ứng về không gian và các trang thiết bị máy
móc để hỗ trợ khách hàng giao dịch mua/bán chứng
khoán. Cụ thể như: Hệ thống giao dịch có nhanh,
ổn định hay không? Các sản phẩm giao dịch và sản
phẩm tài chính có đáp ứng được các nhu cầu của
khách hàng và làm hài lòng khách hàng hay không?
Nâng cao hiệu quả hoạt động
môi giới tại các công ty chứng khoán
TTCK Việt Nam hiện nay mặc dù đã có sự hấp
dẫn đáng kể đối với công chúng đầu tư nhưng số tài
khoản giao dịch chứng khoán vẫn còn khiêm tốn so
với tiềm năng. Vì vậy, các CTCK đều xác định đặt
hoạt động môi giới làm hoạt động trọng tâm ngay
từ khi thành lập, không chỉ nhằm tạo niềm tin, gây
dựng được hình ảnh tốt đẹp trong mắt NĐT mà còn
mang lại doanh thu lớn cho CTCK. Khi TTCK Việt
Nam phát triển bền vững, sản phẩm dịch vụ dồi dào
về số lượng, đa dạng và phong phú về chủng loại,
thì nhu cầu của NĐT là cần được cung cấp và tư vấn
về mặt thông tin là rất lớn.
Hiệu quả của hoạt động môi giới tại các CTCK
Việt Nam được đánh giá tốt là trong giai đoạn đầu
khi TTCK mới đi vào hoạt động. Các CTCK đã thể
hiện được vai trò trung gian trên TTCK, tuy nhiên,
để phát triển thêm nghiệp vụ này thời gian tới CTCK
cần phải thực hiện một số biện pháp quan trọng sau:
Một là,
mở rộng giao dịch qua mạng internet:
Giao dịch qua mạng có ưu điểm vượt trội là thuận
lợi cho NĐT không có điều kiện đến trực tiếp giao
dịch tại CTCK. Để triển khai giao dịch qua mạng thu
hút nhiều NĐT cần phải có một văn bản pháp quy
quy định cụ thể về hình thức giao dịch này. Kinh
nghiệm ở Trung Quốc cho thấy, khi các CTCK bắt
đầu triển khai nghiệp vụ giao dịch chứng khoán qua
mạng thì cơ quan quản lý TTCK Trung Quốc đã ban
hành ngay văn bản “Biện pháp thi hành tạm thời về
quản lý dịch vụ môi giới chứng khoán trên mạng
internet” (năm 2000). Văn bản sau khi được ban
hành đã kích thích các NĐT và các CTCK sử dụng
hỗ trợ giao dịch qua mạng. Chỉ một năm sau khi văn
bản trên có hiệu lực, đã có hơn 60% các CTCK tham
gia đăng ký và đủ tư cách kinh doanh dịch vụ môi
giới chứng khoán tại TTCK Trung Quốc.
Hai là,
xây dựng mô hình hoạt động môi giới trên
cơ sở mở rộng thêm một cấp cho các nhà môi giới:
Mô hình này sẽ tương tự như mô hình tổ chức đại
lý của các công ty bảo hiểm. Với mô hình mới này,
có thêm sự xuất hiện của môi giới đại lý – môi giới
phụ. Theo đó, NĐT sẽ có 2 kênh đặt lệnh là thông
qua môi giới đại lý hoặc thông qua môi giới tại công
ty.
Ba là,
thiết lập các phòng giao dịch, đại lý nhận
lệnh trên cơ sở tận dụng lợi thế của chính ngân hàng
mẹ. Bằng cách này sẽ giúp CTCK tiết kiệm được chi
phí phát sinh.
Bốn là,
nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động
của các dịch vụ hỗ trợ hoạt động môi giới chứng
khoán. Muốn vậy, công tác đào tạo nâng cao năng
lực cho nhân viên tác nghiệp tại các CTCK là rất cần
thiết.
Năm là,
xây dựng chính sách phí và lệ phí cho
NĐT mang tính cạnh tranh lành mạnh: Dựa trên
thực tiễn thị trường và khả năng cạnh tranh, CTCK
cần xây dựng chính sách thu phí hoạt động môi giới
theo các hướng sau:
– Mức phí tối thiểu: Sử dụng để hạn chế các giao
dịch nhỏ và không kinh tế, mức phí này là cách tốt
nhất để từ chối việc thực hiện giao dịch nhỏ.
– Mức phí theo tỷ lệ giao dịch, để tránh sự đồng
nhất về mức phí giữa NĐT lớn và NĐT nhỏ.
– Mức phí tối đa: Cần thiết để khuyến khích các
giao dịch lớn, mức phí này có thể áp dụng cho các
định chế tài chính chuyên nghiệp: ngân hàng, bảo
hiểm, công ty quản lý quỹ…
Sáu là,
cải tiến hệ thống giao dịch tại Trung tâm
giao dịch chứng khoán. Biện pháp này góp phần
giảm thiểu hoạt động đầu cơ, làm giá, củng cố lòng
tin cho các NĐT vào một thị trường công bằng và
hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
1. Thông tư số 74/2011/TT-BTC ngày 01/6/2011 hướng dẫn về giao dịch
chứng khoán, Hà Nội;
2. Thông tư số 229/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 hướng dẫn thành lập
và quản lý quỹ hoán đổi danh mục, Hà Nội;
3. Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 về quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội;
4. Hà Hương Giang (2011), Nâng cao thị phần môi giới chứng khoán tại Công
ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Đại học Ngoại thương,
Hà Nội;
5. Bùi Thị Thanh Hương (2009), Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, NXB
Thống kê.
Kinh nghiệm ở Trung Quốc cho thấy, khi các
công ty chứng khoán bắt đầu triển khai nghiệp
vụ giao dịch chứng khoán qua mạng thì cơ
quan quản lý thị trường chứng khoán Trung
Quốc đã ban hành ngay văn bản “Biện pháp
thi hành tạm thời về quản lý dịch vụ môi giới
chứng khoán trên mạng internet” (năm 2000).