TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
17
tổ chức trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách
nhà nước cho khoa học và công nghệ, từ đó tránh sử
dụng không đúng mục đích, lãng phí, làm thất thoát
ngân sách nhà nước.
Thứ ba,
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
đối với kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ;
sớm xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ
hoàn thành và chất lượng về thực hiện nhiệm vụ
được giao của các đơn vị khoa học và công nghệ;
cần có quy định chặt chẽ, cụ thể, nâng cao trách
nhiệm của các tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập;
tiếp tục hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo, công
tác tài chính kế toán và trách nhiệm giải trình kết
quả nghiên cứu của các đơn vị cung cấp các dịch vụ
về khoa học và công nghệ.
Thứ tư,
tiếp tục rà soát, sắp xếp, chuyển đổi các tổ
chức nghiên cứu khoa học sang đơn vị sự nghiệp tự
trang trải kinh phí. Ngân sách nhà nước không cấp
kinh phí hoạt động quản lý bộ máy thường xuyên
mà thông qua nhiệm vụ các tổ chức khoa học và
công nghệ được thực hiện. Đồng thời, để nâng cao
hiệu quả việc sử dụng ngân sách nhà nước, thời gian
tới cần đẩy mạnh việc bố trí lại các tổ chức khoa học
và công nghệ công lập, giảm bớt đầu mối tổ chức,
tập trung vào các tổ chức khoa học và công nghệ có
năng lực nghiên cứu chuyên sâu.
Nhìn chung, với quy mô và tiềm lực kinh tế còn
hạn chế, việc đầu tư cho khoa học và công nghệ từ
ngân sách nhà nước trong những năm qua là một
nỗ lực lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, việc sử dụng
nguồn lực này chưa thực sự có hiệu quả. Để phát
triển thị trường khoa học và công nghệ cần có một
hệ thống giải pháp đồng bộ, trong đó có liên quan
đến nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước. Ngoài
ra, cũng cần đa dạng các kênh đầu tư, đặc biệt là
huy động từ khu vực doanh nghiệp, thì các mục tiêu
Chiến lược mới có thể đạt được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nghị quyết 20/NQ-TW - Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 khóa XI;
2. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 20120 tại
Quyết số 418/QĐ- TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
3. Luật Khoa học và công nghệ năm 2013;
4. Sách “Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2014”, Bộ Khoa học và Công nghệ;
5. Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về
đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ;
6. Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 01/9/2015 của Bộ Tài
chính, Bộ Khoa học và Công nghệ;
7. Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài
chính, Bộ Khoa học và Công nghệ;
8. Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ
Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ.
2013 là 2,01%, Nhật Bản năm 2013 là 3,47%, Mỹ năm
2012 là 2,81%...
Hai là,
việc phân bổ ngân sách nhà nước để phát
triển khoa học và công nghệ còn phân tán, dàn trải,
thiếu tập trung, thiếu mục tiêu ưu tiên, chưa đảm
bảo theo những tiêu chí rõ ràng, thiếu cơ chế minh
bạch (Chủ yếu tập trung chi cho bộ máy; Chi cho
đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ còn ở mức
thấp khoảng 1.000USD/người/năm, trong khi mức
chi trung bình ở các nước phát triển là 55.000USD/
người/năm; Chi lương cho cán bộ nghiên cứu khoa
học và công nghệ cũng còn thấp)… do đó dẫn đến
hiệu quả đầu tư còn thấp.
Ba là,
hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư từ ngân
sách nhà nước cho khoa học và công nghệ còn thấp.
Bởi hiện nay chưa xây dựng được một cơ chế thực
sự phù hợp, từ đó để gắn kết phân bổ ngân sách
nhà nước cho các tổ chức khoa học và công nghệ
với các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể về các sản phẩm
khoa học và công nghệ mà các đơn vị nghiên cứu
cần thực hiện.
Giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư từ
ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
Từ thực tiễn đầu tư phát triển khoa học công
nghệ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên và qua
nghiên cứu, tác giả bài viết đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện chính sách như sau:
Thứ nhất,
tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư
ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và
công nghệ, nhằm phân bổ nguồn lực ngân sách nhà
nước tưng xứng với nhu cầu phát triển khoa học
và công nghệ hiện nay; tránh phân bổ chồng chéo,
trùng lắp,tránh đầu tư dàn trải, từ đó đảm bảo sử
dụng hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước cho
khoa học và công nghệ.
Thứ hai,
tăng cường vai trò, trách nhiệm của các
Bảng 3: Đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học
công nghệ/GDP của một số quốc gia trong khu vực và
trên thế giới
Quốc gia, lãnh thổ
(số liệu năm)
Tổng chi cho
NC&PT/GDP (%)
28 quốc gia EU (2013)
2,01
Hoa Kỳ (2012)
2,81
Liên bang Nga (2013)
1,13
Trung Quốc (2013)
2,01
Nhật Bản (2013)
3,47
Hàn Quốc (2013)
4,15
Singapo (2013)
2,10
Malaysia (2011)
1,07
Nguồn: World Bank: Science and Technology in ASEAN Countries (Tentative edition).