TCTC so 12 ky 2 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
19
chú trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng
như: Vấn đề phân cấp ngày càng rõ ràng và minh
bạch hơn; Các tổ chức và các cơ chế hợp tác liên
vùng dần được hình thành; Lực lượng sản xuất,
điều chỉnh quy hoạch phát triển đã được phân bố
lại phù hợp với thế mạnh của từng địa phương; Hệ
thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông
đường bộ liên tỉnh và quốc tế từng bước được xây
dựng và đồng bộ; Không gian kinh tế du lịch vùng
thống nhất được thiết lập;
Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
được đẩy mạnh; Hợp tác trong việc huy động vốn
đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách để đầu tư
phát triển chung của vùng cũng được quan tâm
triển khai; Công tác xúc tiến đầu tư, thương mại
và du lịch toàn vùng đã được chú ý; Các vấn đề
về cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, nâng
cao năng lực cạnh tranh vùng; xây dựng hệ thống
thông tin và trao đổi thông tin KT-XH, đầu tư trên
địa bàn; Hợp tác bảo vệ môi trường, ứng phó với
thiên tai và biến đổi khí hậu cũng trở thành nội
dung chính trong liên kết vùng.
Một số tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả tích cực mang lại từ
liên kết vùng, thực tế cũng cho thấy quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH vùng và quy hoạch
ngành theo vùng hiện nay của nước ta chưa thực
sự là công cụ hữu hiệu để định hướng, điều phối,
phân bổ ngân sách, thu hút nguồn lực, đầu tư,
quản trị không gian KT-XH, đặc biệt là thực hiện
vai trò liên kết nội vùng. Các vùng kinh tế trọng
điểm chưa thực sự phát huy vai trò đầu tàu, thiếu
tác dụng lan tỏa, hiệu quả đầu tư chưa vượt trội;
các vùng khó khăn phát triển thiếu bền vững,
khoảng cách giữa các vùng chưa được thu hẹp;
liên kết vùng còn yếu, nhất là giữa các tỉnh và
thành phố.
Trong khi đó, vai trò vĩ mô của Nhà nước trong
việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các
vùng kinh tế; tập trung các nguồn lực quốc gia và
xã hội phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế vùng
và tăng cường liên kết vùng còn hạn chế.
Một số kết quả trong phát triển liên kết vùng
Liên kết vùng đã tạo lợi thế động, góp phần quan
trọng vào phát triển kinh tế - xã hội các vùng:
Nhìn
chung, khi liên kết, các vùng đã từng bước phát
huy được tiềm năng, lợi thế. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế của các vùng đạt trên 10%/năm, thu nhập
bình quân đầu người trên 12 triệu đồng/người/
năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo xu
thế giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ
trọng công nghiệp, dịch vụ. Thu ngân sách hàng
năm bình quân tăng trên 16%/năm. Tổng vốn đầu
tư toàn xã hội tăng đều qua các năm. Tỷ trọng vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm dần, tăng dần
vốn xã hội hoá đầu tư nhất là vốn đầu tư nước
ngoài, thu hút đầu tư tăng cả về số dự án đầu tư
và vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, văn hóa - xã hội cũng đã có những
bước phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Giáo dục - đào tạo, y tế phát triển nhanh; An sinh
xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân trong
vùng từng bước được cải thiện; An ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định; Chủ quyền
biên giới quốc gia được giữ vững, công tác quốc
phòng, an ninh được tăng cường…
Các vùng đã chủ động và từng bước phát huy tiềm
năng, thế mạnh:
Điển hình là các vùng miền núi,
vùng có nhiều khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân
tộc ít người… đã chủ động khai thác, phát huy lợi
thế về đất và rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
đặc biệt là tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn
quả có giá trị kinh tế cao hơn. Chăn nuôi gia súc
gắn với công nghiệp chế biến, khai thác và chế biến
khoáng sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và chú
trọng phát triển du lịch sinh thái. Một số loại hình
dịch vụ cũng đã được đầu tư và phát triển nhanh,
đặc biệt là mạng lưới bưu chính viễn thông, cấp
điện, nước...
Mức sống của dân cư tại các vùng từng bước được
nâng cao:
Trong những năm qua, Nhà nước đã tập
trung tăng cường đầu tư và phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cả nước. Hệ thống giao
thông đường bộ, sân bay, bến cảng, hạ tầng viễn
thông, thủy lợi, hệ thống trường học, bệnh viện,
các công trình văn hóa, thể thao, các trung tâm
khoa học - kỹ thuật, tài chính, hệ thống đô thị… đã
từng bước được đồng bộ hóa. Cuộc sống của người
dân trong các vùng ngày càng được cải thiện và
nâng cao. Các chỉ tiêu về tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập
bình quân đầu người có chiều hướng thay đổi tích
cực ở tất cả vùng KT-XH.
Liên kết vùng và nội vùng ngày càng được chú
trọng:
Liên kết vùng và nội vùng ngày càng được
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các vùng
đạt trên 10%/năm, thu nhập bình quân đầu
người trên 12 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch tích cực theo xu thế giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng
công nghiệp, dịch vụ. Thu ngân sách hàng
năm bình quân tăng trên 16%/năm.
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...148
Powered by FlippingBook